Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Đạo diễn Thierry Michel: "Phim tài liệu là cách kể một câu chuyện"



(LĐCT) - Từ 3.4 đến 7.4.2007, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã diễn ra lớp học về phim tài liệu (TL) do Hãng và Phái đoàn Wallonie - Bruxelles (Vương quốc Bỉ) tại Việt Nam hợp tác tổ chức.

Học viên bao gồm các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương và một số hãng phim khác. Người hướng dẫn lớp học này là một đạo diễn phim TL nổi tiếng người Bỉ Thierry Michel.

T. Michel sinh năm 1952 tại Bỉ, hoạt động truyền hình và điện ảnh từ năm 1973. Ông đã đạo diễn hai phim truyện dài và khoảng trên 20 phim TL. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn ở các liên hoan phim quốc tế. Hiện nay, bên cạnh việc làm phim TL, ông còn tham gia giảng dạy về điện ảnh tại nhiều quốc gia.

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn T. Michel về các vấn đề của phim TL. Đạo diễn T. Michell cho biết: Hiện nay ở Bỉ và phương Tây, phim TL có xu hướng lột tả tất cả các vấn đề ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội; Đó là một loai hình điện ảnh trực tiếp. Nhân vật của phim là những con người thực trong cuộc sống, họ tự bộc lộ bản thân và hoàn cảnh. Điều này mang đến cho phim TL sức sống mới và tạo nên sự cuốn hút đối với khán giả.

Tại Bỉ và nhiều nước khác, một số phim TL đã rất ăn khách như phim của đạo diễn người Mỹ Michael Moore đã giành được giải "Cành cọ Vàng" tại Liên hoan Phim quốc tế Cannes (Pháp). Một số bộ phim của tôi cũng đã trở thành tác phẩm bestseller và được sự mến mộ của người xem. Hai phim tài liệu "Mobutu - Vua của Zaire" và "Sông Congo - Vượt qua bóng tối" đã được chiếu trong rạp ở 12 quốc gia.

Rất nhiều các hãng truyền hình (TH) đặt hàng. Đã có tới năm trăm nghìn lượt người xem phim "Mobutu" ở Bỉ. Cũng như vậy, "Sông Congo" chiếu tại rạp ở Bỉ năm 2006 có lượng người xem bằng tổng số người xem ở tất cả các rạp của Bỉ chiếu trong cùng thời kỳ. Rõ ràng phim về đề tài xã hội đã được khán giả quan tâm đặc biệt.

Bộ phim "Sông Cônggô - Vượt qua bóng tối" dẫn chúng ta ngược từ cửa biển lên tới thượng nguồn của lưu vực con sông lớn nhất thế giới. Dọc theo 4.371km chiều dài dòng sông, người xem được khám phá những địa danh từng là nhân chứng đầy xáo động của đất nước Cônggô. Trong khi đó, mảng tư liệu phim lại gợi nhớ kỷ niệm về những nhân vật huyền thoại Châu Phi, những người đã tạo nên số phận của đất nước này, đó là những kẻ thực dân năm trăm nghìn lượt người xem phim "Mobutu" ở Bỉ.

Cũng như vậy, "Sông Cônggô" chiếu tại rạp ở Bỉ năm 2006 có lượng người xem bằng tổng số người xem ở tất cả các rạp của Bỉ chiếu trong cùng thời kỳ. Rõ ràng phim về đề tài xã hội đã được khán giả quan tâm đặc biệt.

Bộ phim "Sông Congo - Vượt qua bóng tối" dẫn chúng ta ngược từ cửa biển lên tới thượng nguồn của lưu vực con sông lớn nhất thế giới. Dọc theo 4.371km chiều dài dòng sông, người xem được khám phá những địa danh từng là nhân chứng đầy xáo động của đất nước Congo.

Cảnh trong phim "Sông Congo".
Trong khi đó, mảng tư liệu phim lại gợi nhớ kỷ niệm về những nhân vật huyền thoại Châu Phi, những người đã tạo nên số phận của đất nước này, đó là những kẻ thực dân Stanley và Léopold II, những người lãnh đạo Châu Phi như Lumumba và Mobutu. Chuyến du lịch vào giữa lòng Châu Phi vượt lên trên cả bóng tối của bi kịch chiến tranh là một bản anh hùng ca về cuộc sống hùng vĩ như thảm thực vật không gì chế ngự hai bờ sông Congo.

"Mubutu - Vua của Zaire" là bộ phim nói về ông vua Châu Phi cuối cùng Jóeph Desire Mobutu, một trong những kẻ độc tài ngoan cố nhất đã "lên ngôi" từ tháng 11 năm 1965, với sự giúp đỡ của CIA, Mobutu đã đảo chính quân sự và lên nắm quyền tại Congo. Ông ta đặt lại tên nước và áp đặt cho dân chúng một nền hoà bình dựa trên sự sợ hãi, bạo lực và trấn áp. Sau không đầy một phần tư thế kỷ, tay trung sĩ của quân đội thuộc địa đã trở thành một trong những con người đáng sợ nhất và giàu nhất thế giới.

Khi làm một bộ phim, ông chú ý nhất đến vấn đề gì?

- Quan điểm thẩm mỹ trong phim là điều quan trọng; Cách viết kịch bản là yếu tố hàng đầu của bộ phim. Phim tài liệu là cách kể một câu chuyện; Người làm phim tiếp cận với nhân vật để họ tự bộc lộ bản thân và hoàn cảnh của mình. Trong các phim như "Sông Congo" và "Mubutu", tôi không chỉ lội ngược dòng về địa lý mà còn lội ngược dòng thời gian để phơi bày điều mình muốn nói về một đất nước hay một con người.

Việc quảng bá cho phim TL được thực hiện như thế nào ở Bỉ và Châu Âu?

- Các liên hoan phim quốc tế là nơi thẩm định tốt nhất tác phẩm của bạn. Nếu được giải, bạn có cơ hội để phim của mình được mua và chiếu ở các rạp và trên các kênh TH. Một khi bạn đã nổi tiếng thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng.

Trong lớp học này, các học viên đã được xem nhiều bộ phim TL thuộc nhiều phong cách của các nhà làm phim ở nhiều nước.

Đối với phim "Mobutu" là bộ phim dùng rất nhiều tư liệu, đạo diễn T. Michel đã phải đi nhiều nước để sưu tầm tư liệu như Mỹ, Anh, Đức, Pháp... Ông đã phải xem hơn 950 giờ tư liệu, sao chép 135 giờ tư liệu và sử dụng 1 giờ 45 phút tư liệu. Bộ phim chính vì vậy đã mang lại một sức sống, mô tả được rất chân thực chân dung tên độc tài Mobutu và gây ấn tượng lớn đến người xem.

Trong chuyến đến Việt Nam lần này, ông muốn truyền đạt điều gì cho các học viên?

- Chúng tôi cùng xem phim và cùng suy nghĩ, chia sẻ. Chúng tôi muốn nghiên cứu cách làm phim mới, hình thức mới và cách kể chuyện mới. Tôi cũng đã xem một số phim tài liệu của Việt Nam và trao đổi với các học viên về những điểm mạnh, yếu của những bộ phim này. Trong thời gian tới, tôi đang chuẩn bị để làm bộ phim tài liệu về sông Mêkông - một dòng sông rất quan trọng của Châu Á.

Xin cảm ơn ông và chúc ông thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét