Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Phim tài liệu Cột mốc vàng Điện Biên Phủ:

Nhà văn Chu Lai đã phải thốt lên như vậy sau khi xem bộ phim Cột mốc vàng Điện Biên Phủ của Điện ảnh Quân đội vừa hoàn thành. Lặp lại một đề tài không mới, nhưng Điện ảnh Quân đội đã thể hiện được một cái nhìn toàn diện, chân xác và đầy sức thuyết phục về một sự kiện có một không hai trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Với độ dài 50 phút được chia làm hai phần, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đưa người xem trở lại cuộc hành trình lịch sử cách đây 50 năm để đến với vùng đất hùng vĩ Tây Bắc vào mùa thu năm 1953. Đó là thời điểm dân tộc ta đang đứng trước một tình thế hết sức hiểm nguy. Lực lượng quân giải phóng chỉ còn vỏn vẹn 20 vạn chiến sĩ, thuần túy là quân bộ binh, di chuyển chủ yếu bằng đôi chân ngàn dặm, trong khi quân Pháp đã lên đến 45 vạn và hơn hẳn ta về phương tiện chiến đấu. Ngày 20/11/1953, Navarre cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, không che giấu mục đích thành lập tại đây một tập đoàn cứ điểm mạnh để thu hút và tiêu diệt quân chủ lực Việt Minh. Ngày 2/11/1954, Navarre quyết định đánh ở Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy Pháp đã tăng cường cho Điện Biên Phủ nhiều tiểu đoàn thiện chiến, chi viện vũ khí mạnh, và thực tế Điện Biên Phủ đã trở thành "con nhím" phòng ngự lớn nhất của quân viễn chinh Pháp trong lịch sử chiến tranh Đông Dương. Có nơi Pháp gia cố hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày tới 200m. Navarre và De Castries cho rằng "Việt Minh sẽ không dám tấn công con nhím Điện Biên Phủ"! Nhưng "bức thành trì không thể công phá được" mà Bộ chỉ huy Pháp cũng như đại tướng Mỹ lúc bấy giờ là O.Daniel, khi cùng một số tướng lĩnh của Pháp, Anh đến Điện Biên Phủ phải thốt lên, đã hoàn toàn sụp đổ trước những đòn tấn công như vũ bão của những người lính Điện Biên "đầu nung lửa sắt". Ngày 7/5/1954 đã ghi dấu ngày tận thế của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương và "Ráng chiều ngày 7/5 ở Điện Biên Phủ đã báo hiệu buổi hoàng hôn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới".
Phim tai lieu Cot moc vang Dien Bien Phu Tao an tuong manh cho nguoi xem

Tình cảnh khốn cùng của lính Pháp tại Điện Biên Phủ.
Bộ phim tài liệu Việt Nam của nhà làm phim nổi tiếng người Nga Roman Carmen được Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu gần đây đã tạo được dư luận trong người xem bởi những hình ảnh sinh động về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tuy nhiên nếu so sánh về tầm vóc tính chân thực của sự kiện và sự phong phú về tư liệu, thì Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đã "vượt mặt" bộ phim tư liệu nghệ thuật này cũng như các bộ phim tư liệu về sự kiện Điện Biên Phủ của Việt Nam trước đây. Sức nặng của Cột mốc vàng nằm ở nguồn tư liệu dồi dào và rất "đắt". Bên cạnh một số tư liệu sẵn có của Pháp và các nhà quay phim Việt Nam, đoàn làm phim đã bỏ nhiều công sức khai thác các bài viết của các tướng lĩnh Pháp viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, và cất công tìm trong kho lưu trữ của Bảo tàng Quân đội ở Lao Xá những bức ảnh còn lại của những viên tướng Pháp từng tham gia chỉ huy chiến dịch... Đặc biệt, đoàn làm phim đã khai thác được khá nhiều thước phim quý của nước ngoài mà chưa bộ phim tư liệu nào khai thác được. Những tư liệu mới này sẽ đưa đến cho người xem những hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ về một cuộc chiến đã hiện hữu trong tiềm thức bao thế hệ người Việt Nam với cái tên: Điện Biên Phủ. Cuộc chiến ấy không chỉ có sự dữ dội của bom đạn, mùi thuốc súng khét lẹt, những đám mây đen kịt khói lửa bao trùm không gian, những chiến sĩ kiên cường chỉ với bàn chân trần xông lên vượt qua khói lửa bom đạn của địch để chiến thắng... Đó đây bên hàng rào dây thép gai còn đang cháy nham nhở... không ít những tấm thân tươi trẻ đã lặng lẽ nằm xuống đất mẹ Điện Biên, để tiếp thêm ngọn lửa sự sống cho đồng đội viết nên trang sử vàng. Một nguồn tài liệu cũng rất có giá trị của bộ phim là những nhân chứng từng có ảnh hưởng nhất định trong chiến dịch. Với nguồn tư liệu này, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đã khai thác được triệt để thế mạnh của phim tư liệu, đó là sự chân thực của các chi tiết.

Biết lựa chọn và tiết chế những tư liệu cũ, khai thác và sử dụng những tư liệu phù hợp với nội dung bộ phim, đặc biệt với cách dựng hình rất có nghề, cách xử lý hợp lý những thước phim tư liệu với những cảnh quay phong cảnh nghệ thuật, sẽ không nói quá rằng, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ là bộ phim tư liệu về sự kiện Điện Biên Phủ gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người xem, như nhận xét của nhà văn Chu Lai: Một bộ phim xinh xắn, đậm đặc tư liệu và có "hồn vía" của sự kiện. Chỉ tiếc rằng các nhà làm phim quá "tham" chi tiết ở phần kết khiến cho người xem khôngå cảm nhận đầy đủ hết một mảng màu sắc trong vắt, lãng đãng rất nên thơ mà phần đầu bộ phim đã có được.

Công chiếu hai phim tài liệu về thế hệ mới và lịch sử VN

Trong chương trình "Đồng hành cùng phim tài liệu" lúc 9h ngày 16/7 tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM, khán giả sẽ được thưởng thức 2 bộ phim "Những công dân @" và "Việt Nam Bản hùng ca". Đây là 2 tác phẩm nổi tiếng với phong cách mới lạ của đạo diễn Nguyễn Thước và Phạm Việt Thanh.

Những công dân @ vẽ chân dung một thế hệ trẻ cùng những suy nghĩ của thời đại mới. Những phát biểu, tuyên ngôn quyết liệt của họ thể hiện một luồng suy nghĩ của những con người đã dấn thân vào một cuộc sống mới đầy thách thức, đôi khi không vướng bận đến chuyện quá khứ.
Hình ảnh trong phim "Những công dân @".

Người xem sẽ được gặp những gương mặt trẻ thành đạt, từng được coi là tiêu biểu cho sự phấn đấu của thanh niên Việt Nam thời đổi mới, gặp cả những người trẻ rất "bình thường" với những suy nghĩ không bình thường.

Phim cũng thể hiện cách nhìn về sự thay đổi chóng mặt của nhiều giá trị trong cuộc sống hôm nay, trong đó có những con người hay sự kiện mới hôm qua còn được tôn vinh nhưng hôm nay đã chìm trong bóng tối.

Tác phẩm là nỗ lực của đạo diễn Nguyễn Thước từ kịch bản của Phan Huyền Thư, bám rất sát nhịp sống thời đại và góp phần thay đổi nhiều suy nghĩ cũ về phim tài liệu. Phim từng thu hút sự quan tâm của dư luận ngay từ khi mới ở dạng đề cương và đã tạo ra nhiều luồng tranh luận trái chiều khi ra mắt.

Việt Nam Bản hùng ca do Phạm Việt Thanh viết kịch bản và kiêm luôn vai trò đạo diễn lại là một góc khác của phim tài liệu. Qua 9 ca khúc nổi tiếng, tác giả đã thể hiện lịch sử, văn hóa Việt Nam theo thứ tự thời gian và lần lượt đưa người xem đến với: Đền Hùng, Yên Tử, Hoa Lư, sông Bạch Đằng, sông Lục Đầu, sông Thao, ải Chi Lăng… Ở mỗi nơi, họ được nghe những câu chuyện lịch sử có minh hoạ bằng hình ảnh cụ thể.
Hình ảnh trong phim "Việt Nam Bản hùng ca".

Chín bản "sử ca" của nền âm nhạc Việt Nam được sử dụng trong bộ phim là: Hùng Vương (Thẩm Oánh), Ngày xưa (Tô Vũ), Bóng cờ lau (Hoàng Quý), Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng (cùng của Lưu Hữu Phước), Gò Đống Đa (Văn Cao), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận), Tiến về Hà Nội (Văn Cao).

Khán giả đến thưởng thức 2 bộ phim này vào cửa tự do.

Làm phim tài liệu về bà mẹ sinh 8

Bộ phim tài liệu này được bắt đầu với cảnh bà mẹ của 14 đứa con Nadya Suleman đang cho 8 đứa con ăn.
> Ảnh: "Đàn con" đáng yêu của bà mẹ sinh 8
> Bà mẹ hai lần sinh tư và một lần sinh đôi
Nadya Suleman trở thành bà mẹ nổi tiếng nhất thế giới khi sinh một lúc 8 đứa con vào hồi tháng 1 vừa qua. Hiện tại, bà mẹ đơn thân 33 tuổi này có cả thảy 14 đứa con đều dưới 8 tuổi.
Cuộc đời của cô sẽ được dựng thành một bộ phim tài liệu do hãng Eyeworks (Mỹ) thực hiện và dự kiến sẽ được phát sóng trên kênh Channel 4 vào tháng 12 tới.
Làm phim tài liệu về bà mẹ sinh 8
Nadya Suleman và 8 thiên thần nhỏ của mình.

Bộ phim ghi lại cuộc sống một ngày bình thường của Nadya Suleman cùng với những đứa con. Ngoài ra, bộ phim cũng nói về những nỗ lực của cô trong việc thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm để có được kết quả mĩ mãn với 8 đứa con trong một lần sinh. Hiện, để chăm sóc được “đàn” con của mình, bà mẹ này cần có sự trợ giúp của bố mẹ cô và những người bảo mẫu.

Bộ phim này cũng sẽ mô tả kỹ hơn về cuộc sống của 8 đứa trẻ: Makai, Jonah, Isaiah, Maliyah, Nariyah, Noah, Josiah và Jeremiah.

người nổi tiếng vói phim tài liệu

Tôi thấy cuộc sống của mình phong phú hơn nhiều người vì được đi nhiều, gặp nhiều, biết nhiều; được chia sẻ cùng nhiều số phận trong cuộc sống, dù đôi lúc, liền kề đó là cảm giác bất lực khi thấy mình không thể thay đổi, không thể can thiệp hơn nữa vào những gì đang diễn ra trước mắt

Đạo diễn Tô Hồng Hải, đang làm việc tại Ban Chuyên đề Đài Truyền hình TPHCM, chia sẻ sau chuyến tham quan kết hợp nhận giải thưởng cho bộ phim tài liệu Tản mạn về một nền giáo dục tiên tiến tại Singapore.

Mười lăm năm theo đuổi thể loại phim tài liệu, đôi chân anh đã rong ruổi khắp mọi nẻo đường đất nước, để cho ra đời hơn 150 bộ phim đẹp và đầy chất nhân văn (Bước ra từ huyền thoại, Tràm chim mùa sếu về, Trẻ ăn xin ngày và đêm...). Sau rất nhiều huy chương tại các liên hoan truyền hình toàn quốc, giải báo chí toàn quốc, giải tuyển chọn của Liên hoan phim video Tokyo (phim Xin đừng để mầm sống lụi tàn)..., cuối tháng 3-2008, bộ phim tài liệu Tản mạn về một nền giáo dục tiên tiến của anh vừa nhận được giải thưởng cho phim hay nhất được phát trên truyền hình do Bộ Giáo dục Singapore cùng Cơ quan Xúc tiến giáo dục Singapore thuộc Tổng cục Giáo dục Singapore phối hợp tổ chức.

Cảm giác lâng lâng vẫn vẹn nguyên trong anh ngày về lại VN. Bồi hồi, anh nhớ lại những ngày đầu vác chiếc máy quay, hăm hở ghi hình những thước phim đầu tiên trong đời...

Trong khi bạn bè cùng khóa đạo diễn đầu tiên của Trường Đại học Điện ảnh VN tại TPHCM như Tường Phương, Phương Nam, Vinh Hương, Lâm Lê Dũng... đều đã trở thành những cái tên được nhiều người biết đến trong lĩnh vực phim truyện, dù đã có trong tay không ít giải thưởng có giá trị, kể cả giải thưởng của nước ngoài nhưng dường như cái tên Tô Hồng Hải vẫn khá xa lạ đối với khán giả truyền hình.

Mười lăm năm làm phim tài liệu giúp anh cảm được niềm hạnh phúc lớn nhất của nghề là dùng công việc của mình để giúp ích cho xã hội. Nghe có vẻ đao to búa lớn nhưng thật sự, mỗi bộ phim tài liệu đều có những tác động nhất định với cuộc sống. Có theo nghề lâu năm, có trải qua cảm giác ray rứt khi không thể can thiệp để đạt được kết quả như mong muốn, người ta mới hiểu niềm vui ấy mạnh đến mức nào. Không chỉ có thế, những nhân vật Hải từng tiếp xúc trong suốt hành trình 15 năm làm phim tài liệu còn cho anh nhiều bài học vô giá về nghị lực sống. Đó là chuyện về một cô gái quyết định gắn bó cuộc đời mình với một thanh niên nhiễm HIV, chuyện về một cựu nữ tù chính trị mắc bệnh hiểm nghèo dám vượt Trường Sơn trên chiếc xe đạp, chuyện về những đứa trẻ mang trong người mầm bệnh thế kỷ ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ vẫn hồn nhiên sống...

Phải yêu nghề lắm người ta mới có thể gắn bó sâu nặng với phim tài liệu đến vậy, mới dám chờ cả một năm để có được những thước phim quý về mùa mưa ở rừng Nam Cát Tiên, mới kiên trì thuyết phục các đối tượng được xem là ở bên lề xã hội thổ lộ nỗi lòng, mới lặn lội đến những vùng sâu để tìm cho ra những ngôi trường bị quên lãng để nhờ người đánh thức..., như Tô Hồng Hải đã làm suốt mười mấy năm qua. Không lạ khi ê-kíp làm phim của anh thường động viên nhau phải có lòng kiên nhẫn bởi một giọt nước mắt, một nụ cười của nhân vật may mắn bắt kịp, lên phim, đôi khi có sức lay động rất lớn, hơn cả mọi lời bình hoa mỹ.

Về lại VN, với chiếc máy quay cũ và những đồng nghiệp gắn bó hơn 10 năm qua, tạm quên đi những thiết bị tối tân, những điều kiện làm việc đáng mơ ước ở nước bạn, Tô Hồng Hải lại lên đường, tìm đến những số phận, những miền đất đang cần đến sự giúp đỡ của toàn xã hội vì anh biết, họ vẫn đang chờ đợi...

Hình ảnh Hà Nội trong phim tài liệu Việt

Đã từ lâu, Hà Nội là chất thơ quen thuộc, đi vào những khuôn hình, góc máy của nhiều nhà làm phim tài liệu. Họ đưa đến cho những người yêu Hà Nội một cái nhìn, một cách nghĩ, cách cảm rất chân thực và sống động về mảnh đất Kinh kỳ- nghìn năm văn hiến.
Phim tài liệu với những đặc trưng vốn có của nó như: lột tả tất cả mọi vấn đề ở tận ngóc ngách của đời sống xã hội. Là loại hình điện ảnh trực tiếp, nhân vật phim là những con người thực trong cuộc sống, tự bộc lộ bản thân và hoàn cảnh. Điều này mang đến cho phim tài liệu sức sống mới và tạo nên sự cuốn hút đối với khán giả. Tất cả những điều đó đều được các nhà làm phim tài liệu sử dụng thành công trong những bộ phim tài liệu thực hiện về đề tài Hà Nội.


Hà Nội gắn bó như một người bạn từ lúc sinh thời cho tới khi mái tóc xế bạc, ngả màu thời gian. Hà Nội in dấu những năm tháng từ bom đạn chiến tranh tới khi chứng kiến những niềm vui tuôn trào khi đoàn tụ. Đất Thăng Long như một nỗi niềm trầm mặc, vừa cổ kính, u hoài, lặng lẽ vừa trữ tình, kỳ diệu như một trang thơ đẹp… Tất cả cứ như vậy, đi vào lòng của muôn triệu thế hệ các văn nghệ sĩ trong đó có những nhà làm phim tài liệu nổi tiếng nhất nhì Việt Nam như: Lê Mạnh Thích, Trần Văn Thủy hay Nguyễn Thước. Họ sáng tạo vẻ đẹp của Hà thành bằng sự tỉ mỉ, sự phiêu linh trong từng phút hình và có cả tình yêu tha thiết đối với Hà Nội. Mỗi bộ phim một cách thể hiện khác nhau, mỗi một bộ phim là một tiếng nói khác nhau nhưng đều đẹp, nên thơ và sâu lắng. Người ta xem những hình ảnh về Hà Nội thấy sao đất Thăng Long xưa đẹp và quá đỗi nên thơ, người ta nghe những lời bình mà như được nghe tiếng thổn thức từ một trái tim đang rạo rực, say mê và yêu thương Hà Nội đến cháy bỏng. Hà Nội êm dịu như một bản tình ca, đằm thắm và e ấp như một người tình nhỏ. Hà Nội – đó là thiên thần của những tác phẩm tài liệu đẹp và có ý nghĩa. Bài ca của hình ảnh cứ như vậy tồn tại như một miền ký ức xanh tươi và không bao giờ cũ trong lòng khán giả- những người yêu Hà Nội.


Bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” của đạo diễn Trần Văn Thủy là một “cú hích” của điện ảnh tài liệu lúc bấy giờ. Đạo diễn TrầnVăn Thủy được coi là người “đi trước thời đại”, khi thông qua những hình ảnh trong phim, miêu tả lại những hình ảnh trong quá khứ để nói chuyện hôm nay, nói chuyện của thời hậu chiến. Có lẽ vì vậy mà suốt một thời gian dài, bộ phim bị kiểm duyệt khá nặng nề và bị nhiều cơ quan chức năng ban lệnh cấm công chiếu rộng rãi. Tuy nhiên, khi tác phẩm này được ra mắt công chúng, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự tinh tế, sâu sắc và mới mẻ, độc đáo của nó. Bộ phim như kéo người xem trở lại quá khứ, quay về với những dấu mốc lịch sử huy hoàng, hiển hách của dân tộc Việt Nam. Những di tích lịch sử nổi tiếng nhất Hà thành được đạo diễn khai thác ở mọi góc độ, khía cạnh. Từng di tích, địa điểm lại gắn với một câu chuyện, một điển tích… khác nhau được Trần Văn Thủy kể lại. Cái đẹp của Hà Nội, nét cổ kính của “năm cửa ô” như có một ma lực hấp dẫn, cựa quậy và sinh động quá đỗi trong bộ phim. Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh người nghệ sĩ ghi ta nổi tiếng Văn Vượng đang ngồi diễn tấu ghi ta một mình. Anh như đắm mình trong tình khúc về Hà Nội. Có điều đặc biệt là người nghệ sĩ yêu tha thiết Hà Nội ấy lại bị mù. Anh khát khao được một lần nhìn thấy Hà Nội. Anh không nhìn Hà thành bằng mắt mà cảm nhận Hà Nội bằng tiếng xôn xao, khẽ khàng của trái tim. Anh nhìn Hà Nội bằng sự tưởng tượng của mình. Cái hay của phim là ở đó. Từ cái nhìn trong nỗi chờ mong da diết, cháy lòng của Văn Vượng đạo diễn đã đi đến điểm nhìn của rất nhiều những người khác và cả chính mình về Hà Nội.
Sự đặc biệt của câu chuyện ngay từ phần mở đầu cứ thế tăng lên, khiến khán giả như bị thu hút, như bị thôi miên vào đó. Bộ phim từ hình ảnh một người Hà Nội cứ như vậy đẩy dần và trôi về phía những nhân vật, câu chuyện và địa danh khác. Êm đềm như một dòng chảy bộ phim cứ đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, nó được móc nối với nhau một cách khéo léo, “có duyên”, lô gic đến tuyệt vời. Tiếng đàn của Văn Vượng cứ đi theo ta, theo mỗi khuôn hình để phả vào đó cái phảng phất của hồn thiêng sông núi, cái hồn vía của ba sáu phố phường. Không thể phủ nhận màu sắc được đạo diễn thể hiện trong phim đã có một sức lôi cuốn rất đặc biệt. Gam màu xanh tươi sáng, việc giữ tông màu đó chủ đạo xuyên suốt từ đầu đến cuối phim như làm sáng lên cái sự tươi mới của đất Thăng Long xưa sau đạn bom khắc nghiệt. Không chỉ vậy mà mỗi một điển tích, một câu chuyện văn hóa được đạo diễn gửi gắm trong mỗi một di tích tại Hà Nội lại được ngân nga bởi những thể loại âm nhạc khác nhau. Có khi là tiếng đàn bầu, có khi là tiếng ghi ta giản dị, mộc mạc. Cũng có lúc là một giọng dân ca tha thiết, hay một câu hát trữ tình hoặc một chút nhạc ngoại cho thêm phần phong phú… Tất cả tạo thành một hành trình thống nhất về âm nhạc trong cả mạch phim.


Đạo diễn đã cất công đi tìm và đưa vào phim tất cả những địa danh nổi tiếng nhất của Hà Nội. Mỗi địa danh lại mang trong đó một câu chuyện riêng. Xem phim không chỉ thấy yêu một mảnh đất đẹp, nên thơ đến thế mà còn hiểu hơn về lịch sử lâu đời của mảnh đất này. Cái hay của bộ phim được đạo diễn làm tới “tận cùng” khi đưa và lồng ghép vào đó những hình ảnh những văn nghệ sĩ đã gắn bó máu thịt với Hà thành. Đó là hình ảnh của Bùi Xuân Phái đang say sưa bên giá vẽ để phiêu linh trong những bức họa về Hà Nội. Tranh của người họa sĩ lãng tử, hào hoa này đã mang chứa trong nó những gì tinh túy nhất, đặc trưng nhất của Hà Nội cổ kính. Rồi từ Bùi Xuân Phái cho tới những Đào Trọng Khánh, Lưu Xuân Thư và cả Trần Văn Thủy nữa, đều lần lượt xuất hiện trong mỗi khuôn hình của bộ phim, họ nói say sưa về vùng đất văn vật này giống như một lời tri ân sâu sắc. Với họ đất Thăng Long xưa “Vẻ đẹp vẫn vĩnh viễn in trong mắt… và Hà Nội của chúng ta đẹp thế nhưng dường như cái đẹp trong mắt mỗi người lại không giống nhau”. Khép lại bộ phim trong tiếng đàn của Văn Vượng, ta thấy vẫn cứ vương vấn những niềm hoài cổ, sâu lắng bởi một tiếng gọi với Hà Nội xa xưa. Bộ phim nhẹ nhàng, man mác, bàng bạc như một hơi thơ đi vào tâm trí. Ta hiểu vì sao mà sau khi bộ phim này được cho phép công chiếu rộng rãi, nó lại thu hút đông đảo người xem đến thế. Mỗi ngày có tới ba ca chiếu, mà lần nào khán giả cũng phải xếp hàng đợi chờ mua vé. Nếu tính vào thời điểm lúc bấy giờ thật hiếm có bộ phim tài liệu nội nào lại có thể có sức hút mạnh đến vậy. Ta xem bộ phim mà như thấy xao xuyến trước một cái hồn Hà Nội. Ta lại nhớ đến câu thơ của Nguyễn Siêu khi đến với tháp bút. Nó đã đi vào lòng, vào tiềm thức của muôn triệu thế hệ người dân đất Hà thành :
“Từ thuở mang gươm đi mở nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Câu thơ ấy phải chăng chính là điều mà đạo diễn Trần Văn Thủy muốn gửi gắm đến những thế hệ sau. Phải luôn biết trân trọng quá khứ, luôn biết trân trọng lịch sử. Bởi lịch sử ấy được xây dựng bằng dấu ấn tâm hồn, bằng sự hi sinh, đổ máu, bằng những năm tháng hào hùng đã qua cũng như dấu vết của những địa chỉ văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc trưng như: Người Hà Nội thích vào cà phê Lâm để nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, thích treo tranh Bùi Xuân Phái… Tất cả đã tạo cho Hà Nội một đặc trưng riêng rõ nét. Như lời một người nước ngoài nói khi đến thăm Hà Nội được Trần Văn Thủy đưa vào trong phim: “Tôi thấy Hà Nội như một cái làng”… Một cái làng văn minh chứa đựng trong đó chiều sâu của văn hóa, sự rộng lớn, khái quát của cái đẹp được nhìn nhận ở mọi góc độ khác nhau. Trong cái mênh mông, trong vẻ đẹp kiêu sa mà thân thương, gần gũi của đất Thăng Long ta nhận ra vẻ đẹp cội nguồn đã được ăn sâu và bền chặt, mỗi ngày lại được tiếp nối, nuôi dưỡng bằng tâm hồn mỗi thế hệ những người Hà Nội. Trong dòng chảy hối hả của thời gian, sự khắc nghiệt của nó đã in hằn lên những địa chỉ văn hóa, những con đường của “36 phố phường” ngày nào những rêu phong, trầm mặc tuy nhiên ta vẫn thấy Hà Nội hào hoa và đẹp mãi “trong mắt ai” yêu quý nó.
“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát”..

Một câu hát được ngân lên trong tiếng hồn thiêng muôn trùng, trong cái đẹp của những đôi mắt hướng về Hà Nội, yêu Hà Nội.
Khác với “Hà Nội trong mắt ai”, bộ phim tài liệu “Từ Hollywood tới Hà Nội” của nữ đạo diễn Việt Kiều Tiana Thanh Nga lại là một cuộc hành trình kéo dài 20 năm từ Mỹ trở về Hà Nội. Bộ phim dài 78 phút, được thực hiện năm 1993, từng giành nhiều giải thưởng quốc tế.


Năm 1988, Tiana cùng chồng lần đầu về Việt Nam. Theo lời khuyên của chồng, bà đã ghi lại những hình ảnh quê hương ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và thực hiện loạt phỏng vẫn các nhân vật lịch sử. Tiana tâm sự khi được hỏi về bộ phim: “Chồng tôi – anh ấy nói những thước phim này là cầu nối giưa hai dân tộc Việt- Mỹ, giưa Phương Đông và Phương Tây. Chồng tôi rất yêu Việt Nam. Anh ấy đọc nhiều sách về Bác Hồ..” Chính ông là người đã đưa cho Tian những cuốn sách về Việt Nam, về Bác Hồ.. khi cô còn chưa có nhiều thông tin về quê hương.

Để làm phim “Từ Hollywood đến Hà Nội”, Tiana đã về nước hàng chục lần. Nhưng khó khăn mà hơn cả mà bà đã vượt qua là các thủ tục khá phiền phức hồi bấy giờ để được tiếp cận một số nhân vật lịch sử.. “Khi đem những cuộn phim về Mỹ, ba tôi cần mẫn xem phim và phiên dịch cho tôi từ tiếng Việt sang tiếng Anh vì lúc đó, tôi không giỏi tiếng Việt. Ba lặng lẽ giúp tôi dù ba khuyên tôi không nên đi làm phim” Tiana kể lại trong xúc động khi bày tỏ cho những khán giả Việt Nam xem phim. Báo chí phương Tây đánh giá, phim của Tiana có sứ mệnh hà gắn vết thương chiến tranh và hòa bình giữa hai dân tộc Việt- Mỹ (khi ấy lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực với Việt Nam). Bộ phim đã ra đời sau những khó khăn, trăn trở và cả tình yêu, niềm khao khát như thế…
Xem “Từ Hollywood đến Hà Nội” thấy ngồn ngột sức sống và sự chân thực. Sự chân thực đến tuyệt đối đã làm nên một bộ phim tài liệu gây tò mò, sửng sốt và khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình khi theo dõi. Để có được 78 phút của bộ phim đạo diễn Tiana đã phải quay đến hàng chục ngàn met phim tư liệu sau đó chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất, có giá trị nhất. Gía trị của sự thật lịch sử thông qua “đôi mắt xanh” của nữ đạo diễn này đã khiến nhiều người phải thảng thốt, xúc động. Khung cảnh Việt Nam ở ba miền Bắc- Trung- Nam hiện lên đến rõ nét, đầy đủ. Có sự hào nhoáng, nhộn nhịp, hiện đại của Sài Gòn dưới chế độ Ngụy quyền. Có những cảnh nghèo khó, xác xơ, đau thương đến xé lòng nơi chiến tranh đi qua ở miền Trung ruột thịt. Cũng có cái cổ kính, trầm mặc của Hà Nội hào hoa, của những vùng đất Bắc Bộ gần gũi. Đạo diễn đã tìm chất liệu thể hiện rất đặc sắc. Cái màu của cuộc sống được phả vào những thước phim nhựa khiến ta thật sự cảm phục Tiana. Những cuộc gặp gỡ với những nhân vật lịch sử của Việt Nam như: đại tường Võ Nguyên Giáp, nhạc sĩ Xuân Hồng hay Văn Cao…đều gây cho người xem những bất ngờ và sự thú vị. Cái không khí của Hà Nội được nữ đạo diễn này lựa chọn như mang một cái thần riêng. Vẫn là hình ảnh những chiếc xe đạp xuất hiện trong những năm 80 của thế kỷ trước hay những thiếu nữ Hà thành trong những chiếc áo dài trắng thướt tha, đổ bóng xuống Hồ Gươm trong những buổi chiều lãng đãng…

Một chút sôi động hòa quyện trong một chút mênh mang.. đã làm cho không gian Hà Nội trong “Từ Hollywood đến Hà Nội” đi vào lòng khán giả. Phải chăng vì vậy mà khi xem xong bộ phim của nữ đạo diễn này mà rất nhiều những người dân ở Mỹ muốn được đến với con người, đất nước Việt Nam thân yêu “xanh xanh bóng tre, kiêu hùng mà lại đẹp đến mê hồn. Còn đối với những Việt kiều xa quê hương thì bộ phim đã giúp họ thêm một lần nữa được ngắm nhìn đất nước xinh đẹp của mình, trở về Việt Nam trong hành trình của nỗi nhớ, trong tâm tưởng của mình. Đó chính là cái hay của điện ảnh. Dùng khuôn hình gợi cảm, dùng những thứ âm thanh hay một câu bình để lôi kéo khán giả, khai phá những bí ẩn, những tâm tư sâu kín trong lòng để người ta thấy thêm yêu, thêm thương một miền quê, một vùng đất có trị.

Hà Nội cứ như vậy lớn dần và trưởng thành trong suy nghĩ của những con người yêu nó đến vậy. Như một cây non khát ánh sáng mặt trời, như một người gieo hạt… Hà Nội gieo vào lòng ta những nhớ mong tha thiết và cho ta một tình yêu đẹp. “Từ Hollywood đến Hà Nội” đã mang trong nó một tình yêu lớn lao với quê hương, đất nước. Đó là niềm tự hào dân tộc, tự hào về mảnh đất của mình nơi quê hương, xứ sở. Xin trích một câu thơ của Chế Lan Viên để làm lời kết cho những cảm xúc khi viết về bộ phim này:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Nỗi nhớ quê hương phải chăng chính là động lực để Tiana Thanh Nga có thể hoàn thành bộ phim này.

Bên cạnh những đạo diễn phim tài liệu như Tiana Thanh Nga hay Trần Văn Thủy, còn có những nhà làm phim tài liệu khác cũng đã đi vào khai thác, khám phá vẻ đẹp “muôn hình vạn trạng” của Hà Nội yêu dấu. Hà Nội có thể như những anh hùng lập công mừng sinh nhật Bác cũng có thể đẹp dịu dàng trong lúc sương tan, khi tiếng cựa quậy của những bông hoa chợt bung ra trong nắng, trong tiếng tí tách của mưa đêm còn vương lại đâu đó trên mái phố… tất cả tạo thành một bản hòa tấu rất đỗi tuyệt vời về Hà Nội. Những lời bình này như một làn mây đi vào trong tâm hồn ta “Nhiều lần tôi phải rời xa Hà Nội. Bao giờ tôi cũng mang theo một khoảng trống vắng trong lòng. Một cái gì đó không thể diễn tả nỗi. Nhưng có lẽ, day dứt vẫn là hình ảnh cha tôi ngồi trước mặt trời mỗi sớm và Hồ Gươm nhìn từ góc sân nhà tôi vào lúc sương tan.

Hôm nay, về Hà Nội, sau một chuyến đi dài. Không hiểu sao, những chiếc xe thồ rau quả, hoa lá từ ngoại thành như cuốn hút tôi đi tìm lại một Hà Nội thưở ấu thơ. Men theo cầu Long Biên, tôi hòa vào cùng dòng chảy của những người dân lao động ùa vào lòng Hà Nội. Khắp phố phường Hà Nội vận động khoan khoái nhẹ nhàng như vừa trở mình thoát ra khỏi giấc ngủ say…”

Hà Nội vẫn đang tiếp tục đi vào trong ngọn nguồn sáng tạo của những nhà làm phim tài liệu. Khi mà đại lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long- Hà Nội đang đến gần thì những thước phim về Hà Nội tiếp tục ra đời trong những nỗi niềm, tình cảm của những nhà làm phim tài liệu về mảnh đất này. Hà Nội như một niềm tự hào, như một nguồn cảm hứng đẹp mãi, thơ mãi trong lòng họ. Ta hiểu sao mỗi khi những người Hà Nội đi xa, họ lại vội vã trở về như để được thấy lại bóng dáng của người tình cũ, như để được tận hưởng cái mùi thanh khiết của hoàng lan trên những con phố vắng, mùa nồng nàn của hoa sữa mỗi khi thu về. Những buổi chiều đông lảng bảng đi vòng quanh những con đường rêu phong rồi ngồi ăn ngô nướng bên bếp lửa hồng hay những ngày Hà Nội chợt nắng rồi lại chợt mưa. Tất cả đã làm nên một hương sắc Hà Nội dịu dàng, thân quen đến thế…

Công chiếu phim tài liệu về Michael Jackson trên khắp thế giới

Tại Los Angeles, gia đình của ông vua nhạc pop Michael Jackson cùng các fan vừa tham dự lễ công chiếu bộ phim tài liệu This Is It nói về những hoạt động cuối cùng của Michael Jackson vào sáng 28-10, theo giờ Việt Nam.

Những người anh, em của ông vua nhạc pop như Jermaine, Marlon, Tito và Randy đang có mặt tại Los Angeles để tham dự lễ công chiếu. Bộ phim cũng ra mắt đồng thời ở 18 thành phố khác trên khắp thế giới.

Những nhân vật trong làng giải trí như nhà sáng lập hãng Motown - Berry Gordy, ngôi sao của High School Musical - Ashley Tisdale, ca sĩ Adam Lambert và Katy Perry, đạo diễn Kenny Ortega (từ trái qua) đã có mặt tại Los Angeles để tham dự lễ công chiếu bộ phim tài liệu This is it.
Những nhân vật trong làng giải trí như nhà sáng lập hãng Motown - Berry Gordy, ngôi sao của High School Musical - Ashley Tisdale, ca sĩ Adam Lambert và Katy Perry, đạo diễn Kenny Ortega (từ trái qua) đã có mặt tại Los Angeles để tham dự lễ công chiếu bộ phim tài liệu This is it.

Những ngôi sao như Will Smith, Jennifer Lopez, Paris Hilton, Katy Perry, Jennifer Love Hewitt và nhà sáng lập hãng Motown Records- Berry Gordy Jr đã hiện diện tại sân khấu nhà thi đấu Staples Center ở Los Angeles để tham dự lễ công chiếu.

Sau lễ công chiếu, bộ phim tài liệu này sẽ được chiếu trong các rạp trong vòng 2 tuần. Buổi chiếu đầu tiên ở London diễn ra lúc 4 giờ (giờ GMT) ngày 28-10 nhưng các fan đã xếp hàng dài từ tối hôm trước để vào rạp. Trong tuần này, bộ phim cũng sẽ được chiếu ở 110 nước trên toàn thế giới.

Tuy nhiên cũng có một số người hâm mộ đã tập trung ở các rạp công chiếu nhằm phản đối nhà tổ chức đã che đậy tình trạng sức khỏe đang suy sụp của Jackson trong thời gian luyện tập chuẩn bị cho show diễn This is it.

Một số fan tận tụy của Michael Jackson đã thực hiện cuộc vận động mang tên "This Is Not It" nhằm kết tội nhà tổ chức AEG Live đã "ép" ông vua nhạc pop phải biểu diễn 50 shows ở sân khấu O2 (London) là quá sức với tình trạng sức khỏe của anh khi đó.

Nhà tổ chức đã quảng cáo shows diễn This is it là rực rỡ và hoành tráng nhất chưa từng thấy từ trước tới nay và 800.000 vé xem shows diễn đã được bán ra.

Bộ phim tàil liệu This Is It gồm các cảnh quay 100 tiếng luyện tập của Michael Jackson nhằm chuẩn bị cho chuyến lưu diễn This is it. Được biết ban đầu nhà tổ chức không có ý định phát hành ra công chúng đoạn băng video quay những cảnh tập luyện này của Michael Jackson. Tuy nhiên sau đó đạo diễn của chuyến lưu diễn This is it - Kenny Ortega bị thuyết phục, nên tiếp tục thực hiện một bộ phim tài liệu về ông vua nhạc pop mà những hình ảnh chủ yếu lấy từ đoạn băng video này.

Hãng Sony Pictures bỏ ra khoản tiền khổng lồ 60 triệu USD mua bản quyền các cảnh quay nói trên để thực hiện bộ phim This Is It.

Nhà cựu quản lý của Michael Jackson Frank DiLeo nói rằng "tôi đã coi bộ phim này ba lần rồi và lần nào cũng cảm thấy rất xúc động, có lúc tôi phải rời phòng chiếu vì không kìm được nước mắt. Nhưng tối nay tôi sẽ không khóc, tối nay là đêm kỷ niệm, đêm ca tụng Michael Jackson".

Còn diễn viên Elizabeth Taylor- bạn thân của Michael Jackson ca ngợi bộ phim trên Twitter là "những cảnh rực rỡ nhất mà tôi từng xem".

NSND Đạo diễn Trần Văn Thuỷ và bộ phim tài liệu từng bị "cấm"

Trong ký ức tôi thời còn là sinh viên, "Hà Nội trong mắt ai" là một bộ phim bị “cấm". Hồi đó một đứa trong chúng tôi có bố công tác trong Bộ Nội vụ (cũ) - Bộ Công an bây giờ. Nhờ nó mà chúng tôi lọt được qua cổng Bộ này, 15 Trần Bình Trọng, xem trọn vẹn bộ phim. Cảm xúc của lũ chúng tôi bấy giờ chuyển từ ngạc nhiên, sửng sốt đến bái phục, ngưỡng mộ. Sao không ngạc nhiên, sửng sốt được khi tự nhiên bỗng dưng xuất hiện một bộ phim một mình một giọng như vậy? Sao không bái phục, ngưỡng mộ khi những ngưòi làm phim đã dám nói những điều ngay thẳng, lại hay đến vậy? Và bất chấp lịch biểu học hành, nhiều lần sau đó, cứ có cơ hội là chúng tôi lại đi "xem chui" bộ phim này, không chán. Không chỉ trong giới sinh viên, đi đến đâu, gặp bất kỳ ai người ta cũng xôn xao, bàn tán về bộ phim. Mọi người đều chung một câu hỏi: tại sao nó bị "cấm"?
Thực ra, không có bất kỳ một văn bản nào do ai ký ra lệnh cấm lưu hành bộ phim này. Nhưng dường như chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng vài ba tháng thôi, từ sau khi nó được phát hành thì phải, không một ai dám công khai chiếu hoặc xem tiếp bộ phim. Và, một lẽ thường tình, đạo diễn bộ phim, ông Trần Văn Thuỷ, lập tức bị hầu hết mọi người, kể cả những đồng nghiệp thân cận nhất cô lập, ghẻ lạnh. Cố nghệ sĩ Phạm Hà có lần đã hỏi thẳng ông: "ơ! Cậu chưa bị bắt à? "... Chuyện xảy ra từ cách nay khoảng hơn một phần tư thế kỷ. Ông Thủy không những đã được “cứu” thoát khỏi tình cảnh này mà còn được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Những người từng “có duyên nợ”, “ân oán” với ông và bộ phim này hồi ấy nay phần nhiều đã đi vào quá vãng. Tuy nhiên, với ông Thủy, dường như mọi việc chưa qua. Có gì như nghèn nghẹn nơi ông khi có dịp nào phải nhắc lại chuyện này với ai. Và có gì như ngài ngại khi ai đó đương chức đương quyền khi buộc phải nhắc đến chuyện này. Ngõ hầu góp phần đặt dấu chấm hết cho câu chuyện, tôi tìm đến ông.
Không khó khăn gì khi muốn tìm số máy điện thoại của ông. Chỉ cần một cú bấm máy gọi số 116, hỏi số điện thoại nhà ông là ra. Nhưng, dễ phải đến lần thứ 5 nhấc máy, tôi vẫn chỉ nhận được một câu trả lời: "Chuyện ấy - (chuyện làm phim này - t/g) đã qua lâu rồi, tôi không muốn ai gợi lại nữa". Bất quá, tôi đành mạnh dạn bấm chuông nhà ông. Rất may hôm nay cái điệp khúc kia của ông không lặp lại. Chỉ sau ít phút làm quen, ông đã hào hứng tiếp tôi một mạch đến quá trưa, không dứt.... “Là chỉ để nói chuyện chơi thôi chứ đừng có đăng báo chí gì đấy!” - ông giao hẹn trước khi nói.
Với phim "Hà Nội trong mắt ai", lúc đầu ông định làm chơi, làm cho nó xong, cho nó tròn bổn phận của một người làm công ăn lương. Bởi vì cả năm 1981 ông không làm được gì. Năm 1980, ông giành được một cái giải khá lớn bằng phim "Phản bội", làm chấn động trong nước và thế giới. Cho nên làm cái gì cũng khó, ông phải chần chừ. Cuối năm ấy bình bầu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Đảng viên bốn tốt... ông không có cái gì, nghĩ cũng ngượng. “Mình nghĩ: thôi thì làm cái gì đó cho nó có việc, cuối năm cho nó đỡ phiền” - ông bộc bạch. Thế rồi...
Hồi đó ông được nhận một kịch bản phim "Hà Nội năm cửa ô" viết về Hà Nội du lịch, về phố cũ, phố mới, chùa triền, lăng tẩm, khéo tay hay làm... Soi xét nó lại với thực tế cuộc sống, ông thấy ta mất mát quá nhiều. Vào những năm đầu thập kỷ 80, Hà Nội điêu linh, đói kém, khó khăn lắm, chúng ta đang còn phải ăn bo bo. “Mình thấy cái kịch bản này không thể làm được. Nếu làm bộ phim này lúc ấy thì chỉ có đóng mà thôi, lấy đâu ra quần chùng, áo dài...” - ông kể. Kịch bản phim có nhiều chi tiết liên quan đến sử sách, phải đi kiếm sách đọc, đi điều tra. "Ngôi nhà 80 - 82 phố Hàng Gai, nếu đang đi giữa cái nắng choáng ngợp của phố phường mà ta bước chân vào ngôi nhà cổ này, có những cái gác xép cửa lùa, có tiếng chim gù trên mái ngói thì lòng ta tĩnh lại". Kịch bản viết là thế, nhưng đến đây ông thấy một bên là cửa hiệu thêu, một bên là trụ sở HTX. Ông hỏi chủ nhà: "Cái nhà này đã sửa lại từ bao giờ?" (Vì nó giống như tất cả các nhà cửa, phố xá, cửa hàng cửa hiệu lúc bấy giờ), rồi đọc cho ông ta nghe đoạn kịch bản này. Vị chủ nhà hỏi lại: "Người viết những dòng này bao nhiêu tuổi? ". Ông đáp: "Cỡ bằng tuổi cháu". Vị chủ nhà tiếp: "Thế thì anh ấy chép ở đâu ra ấy chứ. Năm 1945, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, bọn Tây ở bên kia, bọn tôi ở bên này đã bắn nhau chí chát thì cái nhà nó đã thế này rồi, làm gì có cái cảnh như các anh viết trong đó đâu". Đến ô Quan Chưởng tìm Văn bia của Tổng đốc Hoàng Diệu, đến gặp ông Nguyễn Vinh Phúc, gặp cụ Trần Huy Bá ông mới bừng tỉnh ra một điều: những giá trị tinh thần của dân tộc thì tồn tại vĩnh cửu. “Thế thì thôi, đừng làm làm cái đẹp về mặt cảnh quan khi nó không còn, không có nữa. Hãy tìm đến những cái có thật, đích thật, rất cần cho đời nay - những giá trị tiêu biểu cho cách trị nước yên dân như thế nào” - Đạo diễn Trần Văn Thủy rút ra sau những đắn đo suy tính. Và lúc này, vào cái thời điểm đầu những năm 80 ấy, những điều này cần thiết biết bao! Xót xa với hiện thực của dân chúng thế nào, trọng dụng nhân tài ra làm sao?... Ông đã liệt kê ra giấy như vậy sau tất cả những sự đọc sách, điều tra. Quan niệm của ông là làm phim tài liệu không chỉ đúng và đủ. Đúng và đủ là những chuẩn mực của các công trình nghiên cứu khoa học, của các nghị quyết. Nếu chỉ có vậy, người ta không xem thì cũng... vứt! Muốn cho người xem “tiêu hoá” được thì chúng còn phải hay nữa. Bởi thế cho nên muốn cho bộ phim có tính kịch thì phải sắp xếp lại những tích tuồng hay nhất mà các tiền nhân chúng ta để lại. Và, nhiều chuyện hay đã được ông đưa vào phim. Chuyện Tổng đốc Hoàng Diệu đặt tấm Văn bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức vị quan trường không được sách nhiễu dân lành làm ăn sinh sống ở đây như thế nào, chuyện vua Lê Thánh Tông dựng Đình Quản Văn ra làm sao, chuyện Quang Trung sau khi chiến thắng lẫy lừng trên sông Rạch Gầm đại phá quân Xiêm vào thành Thăng Long thăm vua Lê Cảnh Hưng, ông vua già mất quyền đã lâu rồi thế nào... Phép nước bấy giờ quy định lên Điện không được đem vũ khí. Quang Trung quyên mất điều đó, cứ thế đeo kiếm phăm phăm bước lên Thềm Rồng. Tất cả mọi người xanh mắt sợ, riêng chỉ có một mình Phương Đình Pháp, một viên quan lễ tân của triều đình đứng ra vòng tay trước mặt Quang Trung thưa lại với ông điều này. Quang Trung trừng mắt nhìn thẳng vào mặt Pháp. Pháp vẫn điềm nhiên. Thế rồi thấy phải, Quang Trung bỏ kiếm, bước lên Điện. Câu chuyện chỉ có thế nhưng ông Thủy cũng thấy rằng: trong mắt Quang Trung lúc bấy giờ, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ thường dân dám nói với bề trên điều ngay thẳng và người có quyền uy phải biết nghe kẻ dưới mình điều phải trái. Ngày nay, trong Chùa Bộc, Hà Nội, còn lưu giữ được một bức tượng. Trên đầu bức tượng đề chữ Tâm. Tất cả các nhà nghiên cứu đều không biết được bức tượng này thờ ai. Sau này cụ Trần Huy Bá đã phải mất rất nhiều công phu, đặt giấy bản vòng ra đằng sau bức tượng, dùng than chà. Tờ giấy hiện lên: "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng". Tức là, đúng vào năm mà Gia Long chống anh em nhà Tây Sơn một cách kịch liệt, tàn sát, huỷ diệt tất cả những gì của họ thì dân chúng vẫn dựng tượng Quang Trung. "Hà Nội trong mắt ai" ra đời và đã tập hợp những chuyện như thế!..
Ngay từ lần chiếu đầu tiên bộ phim để trình duyệt, theo ông Thủy, Ban giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương đã “Thấy nó có gì không ổn". Họ liền mời những người được coi là trọng trách nhất trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá nước ta xem. Xem xong, các vị này đều kết luận ngay rằng phim "Có vấn đề"! Anh em trong cơ quan đến lúc này vẫn chưa người nào, kể cả đồng chí Bí thư đảng uỷ, được xem. Rồi phim được bí mật chiếu cho một số người được coi là "cấp trên" xem. Rốt cuộc, Giám đốc hãng phim Lý Thái Bảo trả lời ông Thủy: bộ phim không được chiếu (!).
Thực ra, theo ông Thủy, đó là do có một số người xem phim xong tự vơ vào, vận vào mình mà cho rằng bộ phim này chống Đảng, dậy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người “xuống đường” (?!). Chẳng qua là có thể họ "có tật giật mình". Trong đó có một nhà thơ từng có quan hệ rất thân thiện với ông Thủy từ cuối những năm 60, khi ông mang phim từ chiến trường ra, chiếu tại nhà cho hai vợ chồng họ xem. Nội dung phim có một chi tiết mà nhà thơ đã hiểu lầm. ấy là đoạn nói về bà Huyện Thanh Quan xưa ở làng Nghi Tàm (Hà Nội), theo chồng đi làm quan xa tại miền Trung. Rồi một hôm, ông Huyện đi vắng, bà nhận được mớ đơn kiện trong đó có đơn của chị Nguyễn Thị Đào xin cải giá vì chồng đi lính thú (ra biên ải) lâu ngày. Nhớ cảnh Tây Hồ, thương cảm cô Đào, nhà thơ mạnh dạn phê vào đơn: "Phó cho con Nguyễn Thị Đào / Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai...". Đào được đi bước nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, chồng cô trở về phát đơn kiện. Ông Huyện mất chức. Lời bình phim viết: "Thế mới biết cái máu me văn nghệ dính vào việc quan trường gây ra nhiều sự rắc rối là thế! ". "Là một nhà thơ lớn - ông Thuỷ nói tiếp - nhưng vị này tự vận mình vào chuyện của bà Huyện Thanh Quan thì buồn cười quá. Bà sống trong một giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác. Ông ta có "máu me" văn nghệ nhưng không nhiều, "máu me" quan trường, máu me chính trị của ông mới nhiều chứ! ". Hay đoạn nói về Lê Thánh Tông dựng Đình Quản Văn, trong đặt trống Đăng Văn cho dân chúng đến kêu oan. Phim liên tưởng: giá như thời Lê Mạt cũng có một cái trống như vậy thì tại đây dân chúng sẽ phải đinh tai nhức óc. Đó cũng là nói chuyện xưa, những tích tuồng trị nước yên dân. Nhưng không may cho ông Thủy, có người lại nói chuyện xưa sao nó lại giống hiện thực hồi đó đến thế! Tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm? Tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia kia ở Ô Quan Chưởng?... Trong 38 năm cầm quyền của Lê Thánh Tông, đất nước thịnh trị. Xây dựng bộ Luật Hồng Đức, thành lập Hội Tao Đàn, viết Đại Việt sử ký toàn thư, dựng Bia Văn miếu - có vị vua nào làm được lắm việc lớn như ông này không? Mà đến khi cái Điện Huy Văn, nơi bà Ngô Thị Ngọc Giao đẻ ra vua Lê Thánh Tông xiêu vẹo, đổ nát, người ta đã dọn nó đi để làm trụ sở UBND phường. (Vào cái thời điểm đó người ta vẫn còn phá hoại đình chùa). Tất cả những điều đó đều chẳng đáng kể ra vào lúc này hay sao?
Ông Thuỷ nhớ lại dạo ấy, có lần, bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại tới bốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương - chuyện lạ chưa từng có. Sau đó, Uỷ ban Khoa học xã hội phải tổ chức cả một cuộc toạ đàm "nghiên cứu" bộ phim, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán nôm cùng tham gia. Không một ai ở đây có thể tìm ra bất kỳ một sai sót nào của bộ phim, kể cả cái những cái "chốt" của bộ phim - ông Thuỷ tâm sự – như đoạn nói về Lê Lợi. Nguyễn Trãi, người quê làng Nhị Khê nhưng lại sinh thành ở Hà Nội. Tâm huyết suốt đời cho sự tồn vinh của đất nước và với thân phận của những người dân, ông từng đặt bút: "Chăn lạnh vắt vai đêm chẳng ngủ /Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân". Từng được ông cùng Trần Nguyên Hãn "nếm mật năm gai" phò suốt 10 năm là thế nhưng khi được lên ngôi, vị vua này nghi kỵ các quan cận thần, đã phế truất cả Nguyễn Trãi, Phạm Văn Sảo và Trần Nguyên Hãn. Khi đã tống được Nguyễn Trãi vào ngục rồi, Lê Lợi còn hỏi ông nên viết quốc nhạc như thế nào? Nguyễn Trãi bình thản mà rằng: "Thưa bệ hạ, thương yêu dân chúng thì hãy làm những việc nhân đức. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy. Đừng vì giận ai mà phản bội. Đó là cái gốc trường tồn nhất của quốc nhạc! ". Có nhà nghiên cứu lịch sử của Học viện Chính trị Nguyễn Ái Quốc quê Thanh Hoá phản đối ông Thủy ầm ầm rằng: "Lê Lợi chúng tôi chưa bao giờ được miêu tả như thế! ". Người ta tranh cãi về những đoạn như thế này rất d ữ, rằng phim đã ám chỉ ông này, ám chỉ ông kia bây giờ... Và, bắt đầu từ đấy, không còn ai dám nhắc đến việc tiếp tục cho chiếu bộ phim này nữa...
“Cho đến năm 1985, mình không còn cái gì nữa - ông chua chát kể lại - cả điều kiện làm việc, miếng cơm manh áo, tất tật. Vợ mình bảo mình điên. Bạn bè cũng nói mình vậy. Nỗi khổ nhất lúc ấy là sự cô đơn. Bạn bè đồng nghiệp lên cơ quan bảy rưỡi, tám giờ có mặt tề tựu đông đủ chỉ để xem mình... đã bị bắt hay chưa. Báo Tuổi trẻ phỏng vấn tôi trong những năm mà "Hà Nội trong mắt ai" bị "cấm", ông làm cái gì?”. Tôi đã trả lời với họ rằng: “Trong những năm nhàn tản không có việc làm này, tôi đã đến những nơi mình từng đến quay phim, những nơi mà chúng tôi đã từng đến chiêm ngẫm, suy nghĩ như mộ ông Ngô Thì Nhậm ở Làng Tả Thanh Oai, mộ bà Đoàn Thị Điểm, mộ cụ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, nơi thờ phụng Lê Thánh Tông ở Điện Huy Văn. Và, tôi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà mình. Mỗi lần như thế, tôi thường lẩm nhẩm một câu thành tiếng rằng: Thưa các bậc tiên tổ, con có tội tình gì không? Nhìn lên bàn thờ tôi thấy những nén hương sau khi cháy cứ cong lên như râu rồng"...
Bộ phim không được chiếu! "Tại sao vậy? Xin các anh chỉ bảo cho tôi những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi có thể sửa" - bằng một giọng rất mếm mỏng, rất "đàn em", hồi đó ông Thuỷ khẩn khoản. Ban giám đốc hãng phim kính chuyển nguyện vọng này của ông lên các vị lãnh đạo tư tưởng văn hoá. Họ đồng ý cho sửa chữa bộ phim. Nhưng, khi được hỏi cần phải sửa chỗ nào, một trong số các vị này đã thốt lên: "Đây là một bộ phim sai, sai đến mức không thể sửa được! ". Sai đến mức như thế có nghĩa là nó đúng! - ông Thủy nghĩ.
Cùng kíp làm bộ phim này có anh Lưu Hà, con trai ông Lưu Xuân Thư, Phó giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương hồi bấy giờ. Hà đang là sinh viên Trường Sân khấu điện ảnh. Đây là bộ phim đầu tay mà anh bấm máy, cũng là bài thi tốt nghiệp của anh. Ông bèn nghĩ ra một kế: “xui” anh đề nghị nhà trường đứng ra tổ chức chiếu bộ phim này ở Cung Thiếu nhi, để "Cho sinh viên báo cáo tốt nghiệp". Danh sách mời có tất cả các học giả, tất cả các nhà nghiên cứu, tất cả các cục, vụ viện. Trong đó có cả các thầy giáo của nhà trường đến dự. Thời kỳ này, Cung Thiếu nhi là địa điểm chiếu phim sang nhất ở Hà Nội với quy mô hơn 500 chỗ, màn ảnh cực trắng, ánh sáng cực mạnh. ơn trời! Kế họach này được chấp thuận. Khán giả đến chật cứng các hàng ghế. Họ reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp. Sau buổi chiếu, Ban giám đốc hãng phim cho gọi ông Thuỷ lên hỏi: "Bây giờ ý Thuỷ thế nào? ". Ông đáp: "Thưa các anh! Nếu như tôi viết một cuốn sách, hay vẽ một bức tranh thì việc thưởng, phạt chỉ là của riêng tôi. Nhưng đây là một bộ phim, nó ra đời không chỉ bởi cá nhân tôi mà là do cả tập thể làm phim, là của cả hãng phim. Bởi vậy, xin các anh lưu ý cho một điều rằng: nếu cái phim này nó hay, nó bán được bản quyền, được khen thì là chung của hãng. Nhưng nếu nó dở, nó có tội thì các anh cũng nên công bằng. Nếu định đánh 100 roi thì chỉ nên đánh vào tôi 80 roi, rồi các anh phải bảo cấp trên đánh vào các anh một số roi, đánh vào ông Cục trưởng Cục Điện ảnh một số roi, đánh vào ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa một số roi... Chứ tại sao một cái phim hay, bán được bản quyền thì là của Nhà nước, còn cái phim "có vấn đề" thì tất cả 100 roi các anh đều đánh cả vào tôi? ". Các vị lãnh đạo hãng phim lúc này đều ngơ ngác, thành thật: "Cậu nói phải! Nhưng mà bây giờ sửa thế nào? ". Ông Thuỷ nói: "Sửa thế nào, đây là chuỵện của các anh. Tôi thì tôi làm như vậy và tôi nghĩ như vậy. Và cho đến giờ phút này các anh hỏi tôi dù là theo trách nhiệm công dân hay trách nhiệm đảng viên thì tôi vẫn tự hào rằng tôi, một công dân, một đảng viên, đã làm một bộ phim như vậy. Con người ta khi có tà tâm thì không đàng hoàng được đâu, không lễ phép được đâu và cũng không tự tin được đâu. Bác Hồ nói là phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng. Quần chúng đây tôi không dám nói đến những người ở ngoài đường. Ít nhất thì các anh phải chiếu cho các anh chị em trong hãng xem, những đồng nghiệp của tôi, để họ góp ý cho tôi hiểu cách làm phim tài liệu như thế nào, hiểu "cái vòng phấn" mà Đảng và Nhà nước đã "vẽ" cho chúng ta được "nhảy múa" trong đó như thế nào? Rồi anh chiếu cho Xưởng Phim truyện, chiếu cho Cục Điện ảnh, chiếu cho Xưởng phim quân đội, chiếu cho các hội văn học nghệ thuật để người ta góp ý cho chúng ta". Ban giám đốc hãng phim bắt đầu lên danh sách những người được mời xem phim, ở các xưởng phim, các hội văn học nghệ thuật, lên danh sách anh em trong hãng (kể cả anh em trong Nam)... Khi chiếu phim bao giờ cũng có người đứng canh ở cửa, đọc tên cho từng người vào một. Cho đến bây giờ, hẳn tất cả những ai đã từng tham dự vào vụ này đều còn nhớ, tất cả mọi người dù trong hay ngoài hãng phim, kể cả các cụ già như cụ Mai Lộc, cụ Khương Mễ sau khi xem phim xong đều thốt lên: "Sao cái phim như thế này mà lại định “cấm” kia chứ? ". Ai cũng khen hết, kể cả những người từng ghét ông Thuỷ ngày trước. Không một người nào kể cả các vị bên Viện Triết hay Viện sử, Viện Hán nôm... có thể tìm ra được bất kỳ một sai sót dù nhỏ nào trong bộ phim. Ông Thuỷ đã được họ "bênh"! Khi thông tin này loang ra, một lệnh bất thành văn được ban ra từ một cấp: không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào nữa (!!!). Tại một hội nghị phát hành phim trung ương có các đại biểu các tỉnh về họp, Cục trưởng Cục Điện ảnh bấy giờ muốn chiếu bộ phim này cho họ xem cũng không được phép. Đó là vào giữa năm 1983 - ông Thuỷ nhớ lại và nghĩ: mọi việc đã kết thúc. Liên tưởng đến một số vụ trước đây như nhân văn giai phẩm, xét lại... ông bắt đầu hết hy vọng thì...
Một hôm, bỗng nhiên có một cú phôn của ông Nguyễn Việt Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng bộ trưởng gọi xuống đề nghị Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương mang phim “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu cho Văn phòng xem. Dưới hãng phim, ông Bùi Đình Hạc, bấy giờ mới được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc hãng phim, thay cho ông Lý Thái Bảo sang làm Thư ký Hội Điện ảnh, trả lời: "Alô! không được phép đâu. Lệnh của cấp trên không được chiếu nữa". Ngày 15/10/1983, Văn phòng Hội đồng bộ trưởng lại gọi xuống. Một lần nữa Giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương Bùi Đình Hạc lại từ chối lời đề nghị này với lý do: "Phim đang được cắt ra để sửa". Từ đầu dây bên kia, giọng nói đĩnh đạc của ông Dũng vang lên: "Chúng tôi biết rằng bộ phim ấy có thể chiếu được hay không chiếu được. Chúng tôi có chỗ để biết. Nhưng lần cuối cùng tôi báo cho các anh biết đây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng". Ban lãnh đạo hãng phim lại hỏi ông Thuỷ: "Bây giờ ý cậu thế nào?". "ối giờ ơi! Sao các ông lại hỏi tôi ý đó. Các ông là người có chức có quyền các ông phải hiểu được bác Đồng là ai chứ! Nếu là bác Đồng mà các ông còn không chiếu cho bác ấy xem thì đất nước này nó còn ra làm sao nữa? Không mang phim lên chiếu cho ông xem là không được đâu". Kết quả ý kiến này của ông Thuỷ đã được họ tiếp thu.
Kế hoạch mang phim "Hà Nội trong mắt ai" lên chiếu cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem đã được Văn phòng Hội đồng bộ trưởng ấn định vào lúc 3 giờ chiều ngày 18/10/1983. Ông Thuỷ đề nghị với Giám đốc hãng phim, ông Bùi Đình Hạc cho được đi cùng. Ông Hạc trả lời "Không được đâu! Làm sao mà đi cùng được. Vào đấy qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh đấy". "Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính cái lỗ tai của tôi xem Bác nói gì. Tôi thề với các anh rằng nếu Bác nói điều phải, điều đúng thì mình phải nghe, phải sửa chữa. Còn nếu mình có làm điều gì không phải thì chắc chắn là Bác cũng thương mà chỉ bảo cho mình thôi". Mặc cho ông Thuỷ nói hết lời như vậy, Giám đốc hãng phim vẫn không đồng ý. Không từ bỏ ý nguyện, gần đến giờ hẹn, ông lén ngồi sẵn vào ghế sau chiếc xe con lada màu trắng của hãng phim đang đậu bên bậc thềm và lẩm bẩm một mình: "Ngày xưa đánh nhau ở chiến trường khu 5, khẩu hiệu của chúng tôi là nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. Nay tôi cũng phải nắm lấy thắt lưng anh thôi...". Kể đến đây với tôi, ông Thuỷ cười phá lên - nụ cười đầu tiên thoải mái hết cỡ xuất hiện trên gương mặt đã bắt đầu có vài nếp nhăn của ông, trong suốt hơn ba giờ đồng hồ mà tôi được gặp. Nước này, cuối cùng, Giám đốc hãng phim đành cho xe lăn bánh.
Đến Văn phòng Hội đồng bộ trưởng ở số 2 Bách Thảo, Hà Nội, không thấy ai ra kiểm tra danh sách mà chỉ có giọng người bảo vệ hỏi vọng từ trong chốt gác: "Xe nào đấy? ". "Xe của xưởng phim vào chiếu phim cho Bác Đồng xem đây". Tiếng người bảo vệ lại vọng ra: "Vào đi! ". Thế là lọt. Ông Thuỷ bê 5 hộp phim vào ngồi chờ trong phòng khách. "Bác Đồng đang tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên X ô, ông A -li-ep. Các anh chờ, một lát nữa bác xuống" - có người ra thông báo. Tự dưng Thuỷ bỗng thấy lo lo. Bác bận trăm công ngàn việc, liệu việc này có được bác thực sự quan tâm? Gần 30 phút sau bác xuống. Trời tháng 10, chưa lạnh lắm nhưng bác đã phải mặc chiếc áo khoác Tôn Trung Sơn màu đen bằng dạ. "Trông thấy chúng tôi, tự nhiên mặt Người đanh lại - ông Thuỷ kể - Người bực mình lắm”. "Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu mà khó quá thì thôi tôi không cần nữa, tôi không phiền các đồng chí nữa" - Bác dằn giọng nói như vậy sau khi đã phải chờ đợi giờ phút này chừng nửa tháng rồi kể từ hôm đầu tiên bác yêu cầu hãng đem phim lên chiếu. Bác cứ chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong sân mà không vào phòng chiếu. Hình ảnh này làm ông Thủy nhớ lại đoạn phim tư liệu ghi lại cảnh bác đi đi lại lại như thế tại Hội nghị Phông -ten-nơ-blô năm 1946. Linh tính mách bảo ông điều gì, rằng ông đang gặp may. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng bộ trưởng Nguyễn Việt Dũng đỡ lời cho đoàn làm phim rồi mời bác vào. Bác ngồi xuống một chiếc ghế mây. Đạo diễn Trần Văn Thuỷ đứng vòng tay trước mặt bác nghẹn ngào nói: "Thưa bác! Bác Cho phép cháu thay mặt anh em trong đoàn làm phim được bày tỏ lòng biết ơn đến bác. Cháu rất xúc động vì việc nước bận như vậy mà Bác vẫn bớt chút thì giờ... ". Nói đến đây ông Thuỷ nghẹn ngào, không cầm được nước mắt. "Cháu ngồi xuống đây! Cháu ngồi xuống đây! ". Nghe tiếng nói ân cần của bác, ông Thuỷ thấy mình được bình tâm trở lại. Bác mời nhưng ông Thuỷ vẫn chưa dám ngồi. Bác phải cầm tay kéo Thuỷ ngồi xuống bên phải mình rồi vỗ về an ủi. Bên trái bác là Giám đốc hãng Phim Bùi Đình Hạc. Phim bắt đầu chiếu. Sau mỗi một "chốt" phim như đoạn Tô Hiến Thành dùng người như thế nào, đoạn vua Lê Thánh Tông cho dựng đình Quản Văn trong có đặt trống Đăng Văn để dân chúng đến kêu oan ra sao, rồi đoạn nói về nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi v.v..., bác lại nhổm dậy dịch chuyển ghế. Cứ thế, bác lặng lẽ lặng lẽ xem cho đến hết bộ phim.
Phim hết. Đèn trong phòng đã bật sáng. Bác vẫn ngồi, đầu vẫn cúi xuống, tay đặt lên trán, bất động. Tất cả mọi người xem phim đều cùng im lặng. Chỉ nghe tiếng chiếc quạt trần quay đều lạch phạch, tiếng nô đùa của chú cún con quanh chân bác. Một lát sau, Bác ngẩng đầu quay sang Đạo diễn Trần Văn Thuỷ, hỏi: "Những ai đã được xem phim này và họ đã nói những gì về nó? ". "Thưa Bác! Bác hỏi cháu thế cháu khó trả lời lắm. Vì nếu cháu trả lời bác thì có thể bác cho là không khách quan. Có rất nhiều người ủng hộ, tán thành cháu nhưng họ lại không có quyền phán xét gì về bộ phim này. Xin phép Bác để cho anh Bùi Đình Hạc là giám đốc của cháu được trình bày với Bác". Bác quay sang phía ông Hạc. Ông thưa lại: "Thưa đồng chí! Đây là bộ phim được các đồng chí có trách nhiệm đánh giá là một bộ phim có vấn đề, mượn xưa để nói nay. Đây là bộ phim không cùng Đảng để giải quyết những khó khăn hiện nay mà nuối tiếc những quá khứ phong kiến ngày xưa và gieo rắc vào thực tại quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi và tiêu cực". Rất tiếc rằng đến lúc này mà ông Hạc vẫn không hiểu được bác Đồng đang nghĩ gì. Cuối cùng, ông Hạc nói: "Thưa Đồng chí! Những người có trách nhiệm kết luận rằng tác giả bộ phim này chỉ là một nghệ sĩ chứ không phải là một nghệ sĩ cách mạng". Bác hỏi: "Ai nói như vậy? ". Giám đốc hãng phim Bùi Đình Hạc nêu tên ba vị lãnh đạo cấp trên thời đó. Trong khi ông Hạc nói, ông Thuỷ như bị kim châm, cứ nhấp nha nhấp nhổm đứng lên, ngồi xuống, đến mức ông Nguyễn Việt Dũng ngồi bên cạnh phải vít vai mấy lần ông mới im lặng được. Đoạn bác quay sang ông Thuỷ: "Cháu có ý kiến gì nữa không? ". Ông Thuỷ đứng lên thưa: "Thưa bác, cháu đã nhường lời cho anh Hạc. Và anh Hạc đã nói những lời cháu không nghĩ như thế. Cháu chỉ muốn thưa với bác rằng: nếu bộ phim này có gì sai lầm thì đó chỉ là do lực bất tòng tâm chứ bụng dạ chúng cháu không nghĩ thế. Thưa bác! Khi chúng cháu đến mộ bà Đoàn Thị Điểm thì thực sự lúc này nó chỉ còn là một đống rác. Và chúng cháu đã phải thuê dọn cái đống rác này đi mất nửa ngày. Rồi xin một chút nước vôi quét lên tấm bia mộ của bà, mượn một số chậu cảnh quanh đó bày đặt quay phim để khỏi mang tội bất hiếu với tiền nhân...". Được ngồi bên Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc này, linh cảm mách bảo với Đạo diễn Trần Văn Thuỷ rằng: trong cơn bão tố cuồng phong mà mình đang đi, ông đã tìm được một cái hang an lành để trú ngụ. Đó chính là nơi này. Và tại đây, ông đang được nép vào được một lồng ngực rất rộng, đầy sự bao dung, che chở của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cuối cùng bác nói: "Tôi cũng không nghĩ rằng sự thể nó lại quan trọng đến mức này". Rồi bác phân tích cho mọi người hiểu đoạn nói về Nguyễn Trãi trong phim là có thật trong lịch sử và là nói về thân phận của Nguyễn Trãi chứ không chủ ý nói về Lê Lợi. Từng đoạn, từng đoạn khác như thế của phim cũng được bác phân tích rất cặn kẽ. "Tôi kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của bác. Bác mới chỉ xem phim có một lần trong khi trăm công nghìn việc đang chờ đợi" - ông Thủy thốt lên với tôi. Rồi bác kết luận: "Ý kiến thứ nhất của tôi là: nếu đã là anh em cùng làm văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ, bênh vực lẫn nhau. Các anh mà không biết bênh vực cho nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi mong các anh ghi nhận và anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt! Chiếu ngay lập tức! Nếu sau này phát hiện ra cái gì sai thì chỉnh sửa". Đoạn quay sang ông Thuỷ, bác lại ân cần cầm tay ông: "Bác dặn riêng cháu điều này: cháu phải nhớ, khi nào cần cháu phải gặp bác, tìm mọi cách mà liên lạc với bác. Chỉ có cháu mới chủ động chứ bác không thể chủ động liên lạc với cháu được".
Cũng nên nhớ lại rằng, vào thời gian đó, diễn ra một Đại hội nhà văn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến dự và gửi lời chào đến các đại hội các hội văn học nghệ thuật khác (do Bác không có điều kiện đến dự). Nhưng, phải chăng do bức xúc trước cách đối xử của nhiều người đối với bộ phim này như thế mà sáng sớm ngày 20.10.1983, ngày khai mạc Đại hộ Hội Điện ảnh toàn quốc lần thứ II tại Cung Thiếu nhi, tức là chỉ 2 ngày sau khi bác xem phim "Hà Nội trong mắt ai", bác đã bất ngờ đến dự Đại hội này. Ngay từ phút đầu tiên, bác bước lên diễn dàn Đại hội phát biểu với hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc. Bài nói chuyện không cần giấy tờ của bác kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Bác đã nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc, về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: "Đừng bắt tất cả các anh em văn nghệ sĩ hiện nay phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuân mẫu có sẵn! ". Đến bây giờ, những ai có dịp được tham dự Đại hội này hẳn đều còn nhớ hình ảnh đầy ấn tượng, lạ lùng của bác khi bác quay người lại, hướng về phía Chủ tịch đoàn Đại hội rồi chắp tay vái lạy họ và nói rằng: "Tôi lạy các anh! Tôi xin các anh! Khi duyệt phim thì cố gắng rộng lượng như tôi". Cả hội trường lập tức vỡ oà bởi những tràng vỗ tay dài không ngớt. Ai nấy đều hiểu Bác đang nói về điều gì. Với Trần Văn Thuỷ, hôm ấy là một ngày hạnh phúc đến tột độ. Không giấu nổi xúc động, ông bật khóc. "Một phần thưởng tâm linh, vô cùng cao quý hơn bất kỳ phần thưởng nào khác trong đời đã đến với tôi" - ông nói với tôi, nước mắt giàn giụa.
Từ đóT, bộ phim bắt đầu được công chiếu rộng khắp trong tất cả các cơ quan, các câu lạc bộ, các hội đoàn... cho các tầng lớp nhân dân xem. Hàng tuần liền, Rạp Tháng Tám và nhiều rạp khác ở Hà Nội tổ chức chiếu phim này ba ca trong một ngày thì trong cả ba ca chiếu, khán giả đã phải xếp hàng dài chen chân mới mua được vé. Nếu ở Việt Nam có ghi -net thì phải xếp bộ phim này vào hạng phim tài liệu " ăn khách nhất" từ trước đến nay. Đây là một hiện tượng khác thường vì cho đến lúc bấy giờ, phim tài liệu nước ta mới chỉ được chiếu "chùa", chiếu "kèm" vào đầu các buổi chiếu phim truyện, để tuyên truyền, cổ động. Tại Liên hoan Phim quốc gia tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/1988, bộ phim đã được bình chọn nhận giải Bông sen vàng duy nhất thể loại phim tài liệu. Ngoài ra tại đây, nó còn được bình chọn giải phim biên kịch hay nhất, đạo diễn hay nhất, quay phim hay nhất. Nhưng, có lẽ giải cao nhất, vinh dự nhất cho bộ phim này là giải phim tài liệu được nhiều khán giả xem nhất. Mới hay ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "cứu" bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”, "cứu" đạo diễn của nó hồi ấy thật là sáng suốt và kịp thời. Và cũng từ đó ông Thuỷ bắt đầu bớt dần được những giấc ngủ thắc thỏm, những cơn ác mộng hằng đêm. Ngay sau hôm được gặp Bác Phạm Văn Đồng, ông Thuỷ ra một hiệu sách ở Bờ Hồ mua một tấm ảnh chân dung cỡ lớn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cất giữ cẩn thận. Ngày Bác mất, ông lập một ban thờ riêng, treo ảnh Người lên thờ và để tang Bác trọn ba năm...
Nhưng chưa hết. Phải đến khi đồng chí Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư, bộ phim và ông Thủy mới thực sự được “cứu sống” hoàn toàn. Cũng nên lưu ý một điều: nếu so với “Những việc cần làm ngay” hay những gì mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện “cải tổ”, “đổi mới”, những sự kiện “bùng phát” ở Báo Văn nghệ, “đời” Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, như hàng loạt bài viết về khoán 10, khoán 100, về cải cách ruộng đất, về “Cái đêm hôm ấy đêm gì?”..., hoặc xa hơn nữa là sự kiện văn chương tiểu thuyết “Cù lao Chàm” của Nguyễn Mạnh Tuấn hoặc hàng loạt vở diễn chấn động dư luận của Lưu Quang Vũ thì, về mốc thời gian, bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” “đi trước thời đại” sớm hơn cả. Tiếp chuyện tôi, ông Thủy cho hay: Có lần ông nhận được một lời đề nghị ông viết đơn và làm hồ sơ để có thể được xét duyệt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về bộ phim này. Ông khước từ lời đề nghị: “Tôi không bao giờ làm đơn vì việc này!”.

"Thưa các bác! Cháu nghĩ rằng nếu bộ phim này nó hay, được các bác tán thưởng, được ai đó chia sẻ, bảo vệ như Bác Phạm Văn Đồng thì cũng chẳng phải riêng tại cháu mà đấy là những vấn đề lịch sử do tiền nhân dể lại. Mà nếu bộ phim này có làm ai đó bực mình, khó chịu, thậm chí phẫn nộ thì lỗi cũng không phải tại cháu. Cái hay, cái dở căn cứ vào lịch sử, cháu chỉ là người trình bày, sắp xếp những điều có thật đó, may ra có ích gì đấy cho hiện thực cuộc sống, xứng được với tiền nhân..." (trích bài nói chuyện của Đạo diễn Trần Văn Thuỷ tại cuộc gặp mặt với gần 1200 cụ cách mạng lão thành tại Câu lạc bộ Thăng Long, Hà, Nội năm 1983).
Hà Nội, 12.2006

Xem phim tài liệu quốc tế tại Hà Nội

Tuần lễ phim tài liệu quốc tế diễn ra tại Hà Nội từ 15 - 19/6 do hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương, Đại sứ quán Italia, Bỉ, Thụy Sỹ và Viện Goethe tại Việt Nam phối hợp tổ chức. Có 8 phim tài liệu nhựa và video của các nhà làm phim quốc tế và Việt Nam được chọn để giới thiệu tới khán giả Thủ đô tại tuần lễ này.

Trong số này có 4 phim của Việt Nam đều do Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương sản xuất gồm: “Trở lại Ngư Thủy” của cố đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích; “Bài ca trên đỉnh Tà Lùng” của đạo diễn Trần Phi; “Gầm cầu mặt nước”, biên kịch và đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung; “Một trích đoạn cũ” của đạo diễn Đào Thanh Tùng”. Trong 4 phim Việt Nam được giới thiệu lần này thì phim “Trở lại Ngư Thủy” đã được trao nhiều giải thưởng cao quý ở các liên hoan phim trong nước và quốc tế. Tác phẩm này cũng đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 dành cho các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc.

Ngoài 4 phim của Việt Nam Đại sứ quán Thụy Sỹ, Italia, Bỉ và Viện Goethe mỗi đơn vị chọn trình chiếu một bộ phim tài liệu gồm: “Phóng viên chiến trường”, “Ngày xửa ngày xưa... những thú vui bình dị”, “Mizike Mama” và “Người thắng, kẻ thua”. Ban tổ chức cho biết, những thước phim tài liệu đến từ Đức, Italia, Bỉ (Wallonie-Bruxelles) và Thụy Sỹ được chọn trình chiếu cùng các bộ phim của Việt Nam sẽ tạo nên cơ hội phân tích, so sánh và học tập lẫn nhau của các nhà làm phim tài liệu. Tất cả các phim sẽ được giới thiệu miễn phí tại hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (465 Hoàng Hoa Thám - Hà Nội). Tuần lễ phim sẽ kết thúc bằng một tọa đàm chủ đề “Phim tài liệu đồng hành trong cuộc sống”...

Các đạo diễn phim tài liệu trẻ của Việt Nam rất triển vọng

Tuần lễ Phim Tài liệu quốc tế đang diễn ra tại Việt Nam, trong đó Việt Nam tham gia trình chiếu bốn phim, hầu hết là các bộ phim được cho là kinh điển đã chiếu rất nhiều lần như: “Trở lại Ngư Thủy”, “Bài ca trên đỉnh Tà Lùng”…

KTĐT - Tuần lễ Phim Tài liệu quốc tế đang diễn ra tại Việt Nam, trong đó Việt Nam tham gia trình chiếu bốn phim, hầu hết là các bộ phim được cho là kinh điển đã chiếu rất nhiều lần như: “Trở lại Ngư Thủy”, “Bài ca trên đỉnh Tà Lùng”…

Tuy nhiên, ít tác giả trẻ được tham gia chiếu phim của mình tại đây, trong khi các chuyên gia nước ngoài lại đánh giá rất cao khả năng của các nhà làm phim trẻ Việt Nam. Điều này làm cho nhiều người đặt câu hỏi là chúng ta đang tham gia Tuần lễ phim này để có một cuộc giao lưu hay đây là một cuộc trưng bày các tác phẩm kinh điển của phim tài liệu nước nhà. Chúng tôi đã có cuộc trò truyện với chị Marina May, thuộc Viện Goeth Hà Nội, điều phối viên của dự án Tuần lễ phim này và đạo diễn Joseph Peaquin - vị đạo diễn trẻ của Italia với bộ phim tài liệu: “Ngày xửa, ngày xưa… những thú vui bình dị”.

- Chào chị Marina. Rất vui vì được gặp chị ở đây. Chị có thể cho biết ý tưởng từ đâu mà Tuần lễ phim tài liệu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam?

Marina May: Tuần lễ phim lần này được tổ chức dưới sự hợp tác của Viện Goeth, Đại sứ quán Italia, Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Thụy Sỹ và Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Sở dĩ có sự hợp tác này là do chúng tôi thấy rằng người Việt Nam không thích xem phim tài liệu lắm. Họ nghĩ rằng phim tài liệu thường khô khan và không có tính giải trí. Chúng tôi muốn đưa phim tài liệu đến gần với người dân hơn, để họ thấy rằng phim tài liệu cũng có thể là một loại hình giải trí, cũng gây xúc động và thậm chí hài hước nữa. Chúng tôi không chỉ chiếu phim châu Âu mà chiếu cả phim Việt Nam với những chủ đề giống nhau để người xem có thể thấy được sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa văn hóa châu Âu và văn hóa Việt Nam, có thể đưa ra những so sánh thú vị về phim của hai bên nữa.

- Chị thấy khán giả phản ứng thế nào với Tuần lễ phim đang tổ chức ở đây?

Marina May: Điều khiến tôi ngạc nhiên đó là, hóa ra phòng chiếu này lại quá nhỏ bé so với lượng người đến xem. Khán giả phải ngồi tràn cả ra lối đi và càng về các buổi chiếu sau, khán giả đến càng nhiều. Họ đi xem rồi kể lại cho bạn bè, người thân của mình và rồi bạn thấy đấy, ngày càng có nhiều người đến hơn. Đầu tiên thì số ghế trong phòng chiếu này vẫn còn thừa chỗ vì người xem đến ít nhưng càng ngày lượng khán giả đến càng đông và bạn có thể thấy “Phim tài liệu đâu phải không hấp dẫn khán giả”. Đó là một thành công ngoài dự kiến vì trước đó chúng tôi tưởng tượng ra rằng sẽ chỉ có một vài khán giả đến thôi, và rồi phòng chiếu sẽ buồn như thế nào nhưng cuối cùng thì sao? Quả là thành công ngoài sức mong đợi và chính vì điều này mà chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức nhiều hơn những buổi chiếu phim tài liệu như thế này.

- Làm việc nhiều với các đạo diễn phim tài liệu Việt Nam, chị đánh giá gì về họ?

Marina May: Đúng là tôi làm việc với rất nhiều tác giả phim tài liệu trẻ của Việt Nam và quả thật là họ đang làm rất tốt công việc của mình. Họ nghĩ ra những chủ đề rất thú vị và làm việc chăm chỉ, kể những câu chuyện rất riêng, rất Việt Nam. Nói chung có một bước chuyển lớn đang diễn ra ở đây. Những bộ phim của Việt Nam tham gia trình chiếu lần này cũng mang những chủ đề hay, tuy nhiên phim đã hơi cũ. Chúng tôi thực sự mong đợi những bộ phim mới của các tác giả trẻ Việt Nam và những cách nhìn mới của họ. Các phim tham gia chiếu lần này của Việt Nam là của các tác giả lứa trước và cũng đã được trình chiếu nhiều rồi, tôi thì vẫn hy vọng sẽ được xem phim của các tác giả trẻ, bởi mục tiêu của chúng tôi là hướng niềm đam mê làm phim tài liệu đến cho giới trẻ và hy vọng họ sẽ tham gia nhiệt tình. Các tác giả trẻ có thể nên làm việc chăm chỉ hơn, quay thật nhiều để tìm ra góc quay đẹp nhất, quan trọng là chính họ phải trải nghiệm cuộc sống đó để bộ phim trở lên sinh động và chân thật hơn.

- Theo chị thì với phim tài liệu, yếu tố cần nhất là gì, tiền bạc hay công nghệ?

Marina May: Tôi nghĩ rằng tiền bạc và công nghệ không đóng vai trò lớn trong phim tài liệu, bởi vì cái cần thiết là sự đam mê và sự học hỏi. Sau tuần lễ phim này tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ thổi cho mình một ngọn lửa đam mê, một sự làm việc chăm chỉ và thời gian tới chúng ta sẽ được xem các tác phẩm của họ.

- Được biết Viện Goeth đang triển khai một dự án đào tạo các nhà làm phim tài liệu trẻ. Xin chị cho biết thêm về dự án này?

Marina May: Viện Goeth cũng đang triển khai một dự án về đào tạo đạo diễn phim tài liệu. Bất cứ ai có mối quan tâm và đam mê với phim tài liệu cũng có thể đăng kí tham gia. Ngoài đào tạo, chúng tôi sẽ cấp máy quay phim cho họ, cấp kinh phí cho họ làm phim nếu họ có ý tưởng tốt. Khóa học này được bố trí sao cho những người đi làm vẫn có thể tham gia được và chúng tôi có cả những lớp học cuối tuần. Chương trình sẽ được bắt đầu vào mùa thu này. Tháng 9, chúng tôi sẽ chiếu một số phim của các tác giả trẻ của Việt nam tại Viện Goeth. Những bộ phim mang những chủ đề rất gần gũi, rất thật. Đó cũng là điều mà các đạo diễn phim Việt Nam nên hướng tới, chú tâm vào các chi tiết, tình cảm những gì thực sự thuộc về họ. Chúng tôi hi vọng rất nhiều vào lớp tác giả trẻ này.

Ảnh minh họa


Anh Joseph Peaquin - đạo diễn bộ phim “Ngày xửa ngày xưa… những thú vui bình dị” cũng có cái nhìn khá chân thành về phim tài liệu Việt và các đạo diễn phim tài liệu Việt.

- Xin chào anh Joseph. Anh có thể nói một chút về bộ phim của anh cho những người không có mặt ở đây hiểu được ý tưởng cũng như những gì mà điện ảnh tài liệu của Italia chứ?

Joseph: Cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào nhiều ngóc ngách trong đời sống của các dân tộc thiểu số Italy. Bộ phim của tôi là để hoài niệm lại cuộc sống bình dị cũng như nền văn hóa truyền thống của họ. Khi xem các phim tài liệu của Việt Nam về các dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy sự tương đồng giữa Việt Nam và dân tộc thiểu số Italy nói riêng và miền núi của các nơi trên thế giới nói chung, công việc hàng ngày của họ, tính tình hòa nhã, tĩnh lặng nhưng lại rất mạnh mẽ và thiên nhiên ở những nơi này, người ta có thể nghe thấy âm thanh trong sự tĩnh lặng của nó.

- Anh nghĩ gì khi xem một số phim tài liệu của Việt Nam tại tuần lễ phim này?

Joseph: Phim tài liệu của Việt Nam được biên tập rất tốt và các bạn có một nền văn hóa rất đáng yêu. Tôi nghĩ nó sẽ hay hơn nếu như các bạn đi sâu vào khai thác nó thật kỹ và hết mình với nó. Chủ đề mà các nhà làm phim tài liệu Việt Nam chọn rất hay, rất đời sống nhưng các nhà làm phim có vẻ đi quá nhanh, hơi lên gân và giáo điều. Khi xem phim, tôi muốn được khám phá, được tìm hiểu sâu hơn về nền văn hóa đó nhưng họ lại đi quá nhanh. Hơn nữa lời bình phim cũng quá nhiều, khiến cho người xem phải tập trung để nghe nói hơn là khám phá cuộc sống trong phim. Tôi nghĩ là khi làm phim, các nhà làm phim Việt Nam nên nhìn vào thị trường thế giới, hướng đến các liên hoan phim quốc tế trong quá trình làm phim, chứ không phải chỉ để chiếu trong nước. Bớt giáo điều, chậm hơn để có thời gian đi vào chi tiết hơn, đến gần với con người hơn.

Người Việt Nam rất lạc quan và có một nền văn hóa rất đẹp, chân thật và cũng mạnh mẽ. Nhưng không chỉ riêng các dân tộc thiểu số, Hà Nội đang phải đối mặt với sự nguy hiểm của hội nhập, vì các bạn đang phát triển quá nhanh. Điều này có thể khiến những người trẻ tuổi quên đi mình là ai.

- Xin cảm ơn Marina và Joseph đã dành cho chúng tôi buổi trò chuyện này!

Phim tài liệu Đi giữa kẻ thù: Giàu nhạc điệu cuộc sống

Đạo diễn Phong Lan và nhân vật chính trong phim: Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)
PN - Bộ phim tài liệu Đi giữa kẻ thù của đạo diễn Lê Phong Lan (đang phát sóng lúc 22g từ ngày 17 đến 23/12 trên kênh HTV9) với vỏn vẹn bảy tập phim nên chỉ kịp tóm lược những khoảnh khắc trong cuộc đời Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang).

Thông qua chiến tích của một người, bộ phim đưa người xem đến với những con người anh hùng trong cụm tình báo H63, là cụm đường dây trung chuyển tài liệu của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Là một học sinh giỏi của trường Pétrus Ký, khi Cách mạng Tháng tám nổ ra, Tư Cang về quê tham gia cướp chính quyền và theo cách mạng từ đó. Ông có nhiều biệt tài: bắn súng hai tay, chụp ảnh, lái xe, làm thơ nên đã được chọn vào ngành tình báo quân sự. Bộ phim kể về những kỳ tích đã làm nên tên tuổi Tư Cang nhưng không nặng về tường thuật sự việc, không bình luận quá nhiều về con người và thời cuộc mà trôi theo lời kể của những người lính trở về làm nông sau cuộc chiến, khiến những kỳ tích càng chân thực, lôi cuốn, xúc động. Cách thể hiện đan lồng những hình ảnh tư liệu và lời của ông Tư Cang tại hiện trường mở ra cho người xem phạm vi đa dạng của hoạt động tình báo "lấy dân làm gốc" đặc biệt của tình báo Việt Nam.

Người chỉ huy, người chiến sĩ cảm tử Tư Cang là một con người nhạy cảm, đầy mưu lược và cũng rất lạc quan khi đối mặt với chuyện sinh tử, sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa. Hình ảnh người anh hùng Tư Cang được xây dựng không tách khỏi những hy sinh của bao anh hùng khác trong một tập thể anh hùng đã tạo nên được những thước phim xúc động và truyền cảm.

Có thể thấy, đạo diễn Phong Lan đã giữ trọn vẹn được cái thần thái ngoài đời của anh hùng Tư Cang. Người xem nhận ra được một người lính hiền hậu, hiểu biết, lạc quan, hóm hỉnh đến bất ngờ. Những câu chuỵện ông kể khi đi qua mặt kẻ thù, qua mặt chết chóc sao nghe cứ nhẹ tênh. Tiếng cười của ông trong mỗi câu chuyện rất gần với bác Ba Phi Nam bộ, nghe thật thoải mái, thú vị.

Hết chiến tranh, ông về lại đời thường, thanh thản với cây bút và những trang viết. Ông đã viết năm cuốn hồi ký: Sài Gòn Mậu Thân 1968, Nước mắt ngày gặp mặt, Hoàng hôn trên chiến trường, Bến Dược vùng đất lửa và Trái tim người lính. Những dòng hồi ký nồng ấm đầy chất liệu sống thể hiện được cả tài hoa của một người lính, đã đưa ông trở thành hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Ở con người ông, sự lạc quan luôn tràn ngập nên những thước phim về ông – một người anh hùng trong lĩnh vực quân sự vẫn giàu nhạc điệu cuộc sống.

15 phim tài liệu tham gia tranh giải Oscar 2009

Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ vừa công bố danh sách 15 phim tài liệu lọt vào vòng bán kết giải Oscar 2009.


Danh sách sẽ được bầu chọn và rút ngắn lại còn 5 phim xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết. Đề cử chính thức của giải Oscar phim tài liệu xuất sắc nhất năm nay sẽ được công bố vào ngày 22/11.

Trong số những phim có mặt trong danh sách đề cử của Viện hàn lâm điện ảnh có bộ phim "Standard Operating Procedure" của đạo diễn Errol Morris, người đã từng nhận giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất với bộ phim “The Fog of War” năm 2004. Bộ phim mới của Errol Morris kể về những đòn tra tấn dã man tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq.

Một điều khá ngạc nhiên là bộ phim tài liệu “Religulous” với sự tham gia của diễn viên hài Bill Maher, người nổi tiếng với những diễn đạt chính trị trào phúng - một người kể chuyện hài hước, một bình luận gia và một tài tử điện ảnh, lại không có mặt trong danh sách 15 phim được đề cử lần này của Viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ. “Religulous” của đạo diễn Larry Charles là bộ phim tài liệu mang tính giải trí vì trong phim có nhiều cảnh hài hước. Phim đã ra mắt khán giả vào tháng 10/2008 tại Mỹ và thu về 12,6 triệu USD tiền bán vé.

Sau đây là danh sách 14 bộ phim tài liệu cùng với "Standard Operating Procedure" được đề cử giải Oscar 2009:
1."Fuel" – Phim của đạo diễn Joshua Tickell đề cập đến những vấn đề của cuộc khủng hoảng năng lượng
2. "I.O.U.S.A." của đạo diễn Patrick Creadon nói về cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ
3. "At the Death House Door" – đạo diễn Peter Gilbert và Steve James.
4."Trouble the Water" –bộ phim tài liệu nói về cơn bão Katrina của đạo diễn Carl Deal và Tia Lessin.
5. "Blessed Is the Match: The Life and Death of Hannah Senesh" – của đạo diễn Robert Grossman kể về một nhà thơ người Hung-ga-ri bị bắt làm tù binh của quân Đức quốc xã
6. "Glass: A Portrait of Philip in Twelve Parts" – phim của đạo diễn Scott Hicks nói về nhà soạn nhạc Philip Glass.
7. "In a Dream" – phim của đạo diễn Jeremiah Zagar kể về chính người cha của mình, họa sĩ Isaiah Zagar.
8. "Man on Wire" của đạo diễn James Marsh. Bộ phim kể về cuộc đời của một diễn viên đi dây có tên gọi Philippe Petit
9. "The Betrayal - Nerakhoon" – phim của đạo diễn Ellen Kuras, kể về cuộc sống của những người lưu vong Lào.
10."Pray the Devil Back to Hell" – đạo diễn Gini Reticker. Bộ phim về cuộc sống của các phần tử chính trị tích cực tại Liberia.
11. "They Killed Sister Dorothy" – phim kể về một nữ tu sĩ bị giết hại tại Brazilian của đạo diễn Daniel Junge.
12. "The Garden" – bộ phim nói về một công viên ở Los-Angeles của đạo diễn Scott Hamilton Kennedy.
13. "Encounters at the End of the World" – của đạo diễn Werner Herzog nói về Antarctica.
14. "Made in America" – phim của đạo diễn Stacy Peralta kể về các bè phái ở Mỹ.

Phim tài liệu VN: Loay hoay lo... phát hành

Lần đầu tiên Việt Nam đứng ra đăng cai “Liên hoan phim tài liệu quốc tế”, lần đầu tiên các nhà làm phim tài liệu Việt có dịp “khoe tài” ngay trên chính sân nhà… Dù chỉ là một cuộc liên hoan không cúp, không giải thưởng song đây lại là cơ hội để phim tài liệu Việt Nam trông người mà ngẫm lại mình…

“Phóng viên chiến trường” (Thụy Sỹ) và “Bài ca trên đỉnh Tà Lùng” (Việt Nam) - 2 trong số các phim tài liệu được trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu Quốc tế vừa khép lại tại Hà Nội

Trông người…

Không lệ thuộc vào nhà sản xuất là sự lựa chọn của đạo diễn trẻ người Italia Joseph Péaquin khi làm phim tài liệu. Đạo diễn Joseph tự mình đứng ra lập một hãng phim tư nhân chuyên sản xuất phim tài liệu, tự mình gánh vác vai trò tác giả kịch bản, đạo diễn lẫn nhà sản xuất phim với lý do “muốn tự quản lý về mặt kinh tế, nội dung và không chịu sự chi phối nào nếu lỡ may có bất đồng quan điểm với nhà sản xuất”. Bắt đầu từ việc tìm ra đề tài có thể phát triển thành dự án phim, rồi tiếp đó là tìm đủ nguồn kinh phí làm phim. Hành trình này nói như anh là giống như cuộc maratông chưa biết đến khi nào về đến đích. Sau khi tác phẩm ra đời thì nhà sản xuất trẻ này lại phải lo tìm kiếm nhà phát hành. Anh tâm sự không muốn những bộ phim tài liệu mà mình làm chỉ dừng lại ở cái đích nghệ thuật mà còn phải nhắm tới việc chinh phục thị phần khán giả trên truyền hình và ngoài rạp chiếu. Chính vì thế, phim làm xong là ngay lập tức được đăng ký tham dự các hội chợ, liên hoan phim tầm cỡ quốc tế chứ không phải để dự thi như với phim tài liệu Việt. Phim đã làm ra thì nó phải đến với khán giả bằng mọi cách. Chính vì thế mà những bộ phim do Joseph làm đạo diễn vẫn đều đều ra rạp hoặc phát sóng trên truyền hình. Ngay như bộ phim “Ngày xửa ngày xưa… những niềm vui của thế giới nhỏ bé” mà anh mang đến LHP lần này, trước đó đã được phát hành rộng rãi tại ba nước: Bỉ, Hà Lan, Luxembourg; trình chiếu trên 3 kênh truyền hình chuyên biệt của Thụy Sỹ, Italia và Bỉ; đồng thời tham dự tới trên 20 LHP quốc tế. Đạo diễn này cũng từng thu về nhiều giải thưởng từ các sân chơi điện ảnh tầm cỡ thế giới với bộ phim này. Tìm cách đưa phim ra rạp đã là một khó khăn, song điều quan trọng là làm phim như thế nào để thuyết phục được khán giả lại là một khó khăn nữa. Phim của Joseph nhân vật không nhiều song những thước phim đã thực sự “hớp hồn” khán giả khi không quá sa đà vào lời bình hoa mỹ, lối kể chuyện rườm rà hay cách miêu tả không gian có tính chất vụn vặt, lạc đề…

17 năm lăn lộn với nghề, nữ đạo diễn danh tiếng người Bỉ Violaine de Viller không mạo hiểm ôm đồm từ A đến Z mà nhường lại vai trò đi “xin” tiền làm phim cho một nhà sản xuất khác, còn bà chỉ đứng vai ở vị trí đạo diễn kiêm tác giả kịch bản. Không chỉ “Mizike Mama” được chiếu tại LHP lần này mà hầu như bộ phim tài liệu nào do bà đạo diễn đều tìm được đường đến với khán giả. Có được điều này theo bà, một phần cũng nhờ các rạp chiếu ở Bỉ luôn ưu ái dành một phòng chiếu riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đủ để phục vụ một bộ phận khán giả yêu quý phim tài liệu thường xuyên lui tới. Còn nhà Đài cũng dành sự quan tâm và thời lượng sóng không nhỏ để phát thể loại phim vốn dĩ rất kén khán giả này.

… Ngẫm ta

Xưa nay phim tài liệu của Việt Nam vẫn là mảng phim ít được chú ý, các đơn vị sản xuất phim Nhà nước chủ yếu chỉ làm theo đơn đặt hàng, theo kế hoạch được giao, trong khi chẳng mấy ai dám tự mình bỏ tiền túi ra để lập hãng phim và xông vào mảng phim gai góc này. Vậy nên thay vì thông điệp “đồng hành cùng cuộc sống” thì thể loại phim “khó nhằn” này dường như mới chỉ khiêm tốn dừng lại ở việc đồng hành cùng các liên hoan phim, tuần lễ phim, hội chợ phim, phục vụ tuyên truyền cho các kỳ cuộc… và nhiều nhà làm phim vì thế có thói quen làm phim kiểu… “công chức”. Trong khi đó, các rạp chiếu lại không ưu ái, lại cũng chẳng mặn mà gì với thể loại phim này vì sợ không bán được vé, sợ lỗ. Còn nhà Đài thì chỉ dành “giờ vàng” cho phim truyện, phim truyền hình nhập ngoại, chứ còn phim tài liệu thì… còn lâu mới đến lượt.

Cũng có dạo Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương mạnh dạn bắt tay với Hãng phim tư nhân MFC Media Film (TPHCM) để phát hành thử nghiệm các phim tài liệu đạt giải cao tại các liên hoan phim trong và ngoài nước dưới dạng đĩa DVD, tuy vậy cách làm này vẫn mang tính chất thăm dò là chính và cũng chưa tạo được cú hích đáng kể nào cho phim tài liệu. Mà nếu cứ giữ quan niệm làm phim tài liệu không thu được lợi nhuận như thế thì việc “tồn kho” rồi thi thoảng mang ra trình chiếu phục vụ lễ Tết, liên hoan mà nhiều người trong nghề lo ngại là điều khó lòng tránh khỏi.

Không phải đôn đáo chạy vạy khắp nơi lo tìm kinh phí sản xuất phim như các nhà làm phim quốc tế song vấn đề đầu ra cho những “đứa con tinh thần” lại đang là bài toán khó với một đơn vị sản xuất phim cấp Nhà nước như Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương. Ông Lê Hồng Chương - Giám đốc hãng giãi bày: “Chúng tôi là Hãng sản xuất, xưa nay không có chức năng phát hành mà khâu này đều do Công ty Fafilm Việt Nam đảm trách. Song Fafilm giờ có quá nhiều việc phải làm nên hãng phải chủ động đứng ra lo phát hành trực tiếp”. Việc này theo ông Chương là “không đúng nhiệm vụ, không có tiền, mất công mất sức nhiều” nhưng vì trách nhiệm phải đưa sản phẩm của nghệ sỹ đến với khán giả nên Hãng vẫn phải làm.

Còn về cách làm phim tài liệu Việt thì những người bạn nước ngoài cũng thẳng thắn góp ý rằng mặc dù kỹ thuật tốt, góc quay đẹp, bắt khuôn hình, chuẩn, câu chuyện hay nhưng cách kể lại… chưa ổn. Sự chưa ổn ấy thể hiện ở những thước phim chú trọng vào mô tả nhiều hơn là điểm nhấn cảm xúc, lời bình còn rề rà bên ngoài chứ chưa đi từ sâu kín tâm hồn bên trong nhân vật… nên người xem vẫn thấy chưa đủ, chưa đã. Mà chừng nào còn “chưa đủ, chưa đã” thì chưa nói gì đến thị trường quốc tế, mà ngay cả việc nắm bắt thị phần khán giả trong nước cũng là điều nan giải.

Đào Bá Sơn: "Người làm phim tài liệu giống như một bác sĩ phẫu thuật"

ó thể nói Đào Bá Sơn là một nghệ sĩ đa tài. Khán giả biết đến ông với tư cách là một diễn viên tài hoa, đồng thời là một đạo diễn của những phim truyền hình và phim truyện để lại nhiều dấu ấn. Song có lẽ ít người biết rằng Đào Bá Sơn còn rất say mê phim tài liệu. Ông đã sáng tác không ít phim tài liệu có giá trị và còn rất tâm huyết với việc đào tạo phim tài liệu cho sinh viên ở trường CĐ SK-ĐA TP HCM.

Phóng viên (PV): Thưa đạo diễn Đào Bá Sơn, xin đạo diễn cho biết quá trình đến với phim tài liệu (TL) của mình như thế nào?

Đào Bá Sơn (ĐBS): Tôi vốn xuất thân là dân phim truyện. Năm 1992, tôi được ra Hà Nội dự một khoá học về phim tài liệu do hội Điện ảnh Việt Nam (ĐAVN) phối hợp với bộ văn hoá Pháp tổ chức. Lúc đầu tôi vẫn bị cái bệnh rất nặng của phim truyện nên xem phim tài liệu không thấy thích. Nhưng càng học, được giảng về phim tài liệu, tôi mới thấy mình quá ấu trĩ và tôi nhận ra giá trị rất lớn của phim tài liệu, đó là tính chân thực, tính thông tin và khả năng chuyển tải những vấn đề ngồn ngộn của cuộc sống đến người xem… Ngay sau đó tôi đã làm bộ phim TL Chị Dung - bộ phim đoạt giải thưởng của hội ĐAVN. Bộ phim TL tiếp theo của tôi làm cho tổ chức Care của Úc có nhan đề “Chống bạo hành phụ nữ”.

PV: Đạo diễn có thể tiết lộ dự định làm phim sắp tới của mình?

ĐBS: Bộ phim TL tôi sắp quay có tên Đám mây dừng lại trên đồng (KB Văn Lê) kể về một cậu bé người Chăm đi chăn bò thuê vào dịp nghỉ hè. Vùng đất cậu ở (Phan Rang) là một miền đất khô cằn nghiệt ngã nhưng nơi đó đã gắn bó với tổ tiên, gia đình cậu. Cậu bé cũng như những cây xương rồng mọc trên cát vẫn vươn lên nở hoa đỏ thắm. Qua bộ phim tôi muốn thể hiện tình yêu thấm đẫm của cậu bé đối với quê hương, với gia đình và cả với đàn bò của cậu.

PV: Đạo diễn có suy nghĩ gì về những khó khăn của nền ĐA tài liệu nước ta, đặc biệt là khâu phát hành?

ĐBS: Với phim TL thì khó khăn lớn nhất có lẽ là khâu phát hành. Trước đây ta vẫn duy trì việc chiếu phim TL trước khi chiếu phim truyện ở rạp. Nhưng hiện nay không còn như vậy nữa. Hi vọng duy nhất của chúng ta chỉ còn là chiếu phim TL trên truyền hình. Nhưng vẫn có một vấn đề là truyền hình thường chỉ phát những bộ phim có độ an toàn cao, không đụng chạm nhiều đến những mặt trái của xã hội… Đó cũng là một trong những hạn chế đối với người nghệ sĩ.

PV: Vậy có những khác biệt gì giữa cách làm phim TL hiện nay và trước đây, thưa đạo diễn?

ĐBS: Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn có cách kể chuyện và cách thể hiện khác nhau. Hiện nay chúng ta nên kể theo một cách khác với cách ông cha ta đã kể. Như đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài muôn thưở không bao giờ cạn, có thể giúp phim TL VN cất cánh với TL thế giới. Nhưng bây giờ chúng ta nên có tư duy lật ngược vấn đề để thấy được cả “mặt trái của tấm huy chương”. Chẳng hạn như chúng ta ca ngợi những bà mẹ VN anh hùng là rất đúng, còn cần phải ca ngợi hơn nữa. Nhưng còn những vấn đề khác đặt ra: vậy còn những người mẹ ở phía bên kia? Không có người mẹ nào muốn con mình là phản động. Nhưng con họ cũng đã nằm xuống…Họ cũng là những người mẹ có nỗi đau vĩ đại chứ?

PV: Đạo diễn có những nhắn nhủ gì trong quá trình đào tạo phim TL cho sinh viên?

ĐBS: Ngoài việc giảng dạy những kĩ thuật làm phim TL, tôi còn luôn lưu ý sinh viên về vấn đề nhân cách của người làm phim. Đó là thái độ hết sức cần thiết khi làm phim. Phải làm sao xoa dịu nỗi đau chứ không phải bới móc thêm nỗi bất hạnh, phải mang đến cho nhân vật niềm tin vào cuộc sống. Vì thế, người làm phim TL giống như một bác sĩ phẫu thuật, phải mổ xẻ, cân nhắc điều gì có lợi, điều gì không để cắt đi hay giữ lại. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải hướng đến Cái Đẹp!