Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Vài hình ảnh về Sài Gòn giải phóng



http://www.megaupload.com/?d=Q0X5CQ8G

Trường Sơn hùng tráng




Những thước phim về Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

Download:
Code:

http://www.megaupload.com/?d=IY6D6H7W

Trên đường qua Huế giải phóng



Những thước phim về Huế trước và trong những ngày giải phóng khỏi ách chiếm đóng của đế quốc Mĩ.(phim đen/trắng)

Download:
Code:

http://www.megaupload.com/?d=U8C0DRM8

Những ngày đêm không thể nào quên





Bộ phim tái hiện lại cảnh hàng chục B52 được hàng trăm máy bay cường kích và tiêm kích yểm hộ bay tới vùng trời Hà Nội, ồ ạt giội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Yên Viên, Gia Lâm, Mễ Trì... mở đầu cho cuộc tập kích chiến lược của Mỹ.Hà Nội bị tàn phá khốc liệt bởi âm mưu và hành động đánh phá của địch.

Bộ phim ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân Hà Nội qua 12 ngày đêm B52 đánh phá ác liệt.

Download:
Code:

http://www.mediafire.com/?ntiyynndekc
http://www.mediafire.com/?l4ngdytnmzo
http://www.mediafire.com/?wgjt04mliij
or
http://www.megaupload.com/?d=DOUTZ4MT
http://www.megaupload.com/?d=YCRS2O6X
http://www.megaupload.com/?d=YZ395TI0

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Phim tài liệu Cột mốc vàng Điện Biên Phủ:

Nhà văn Chu Lai đã phải thốt lên như vậy sau khi xem bộ phim Cột mốc vàng Điện Biên Phủ của Điện ảnh Quân đội vừa hoàn thành. Lặp lại một đề tài không mới, nhưng Điện ảnh Quân đội đã thể hiện được một cái nhìn toàn diện, chân xác và đầy sức thuyết phục về một sự kiện có một không hai trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Với độ dài 50 phút được chia làm hai phần, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đưa người xem trở lại cuộc hành trình lịch sử cách đây 50 năm để đến với vùng đất hùng vĩ Tây Bắc vào mùa thu năm 1953. Đó là thời điểm dân tộc ta đang đứng trước một tình thế hết sức hiểm nguy. Lực lượng quân giải phóng chỉ còn vỏn vẹn 20 vạn chiến sĩ, thuần túy là quân bộ binh, di chuyển chủ yếu bằng đôi chân ngàn dặm, trong khi quân Pháp đã lên đến 45 vạn và hơn hẳn ta về phương tiện chiến đấu. Ngày 20/11/1953, Navarre cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, không che giấu mục đích thành lập tại đây một tập đoàn cứ điểm mạnh để thu hút và tiêu diệt quân chủ lực Việt Minh. Ngày 2/11/1954, Navarre quyết định đánh ở Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy Pháp đã tăng cường cho Điện Biên Phủ nhiều tiểu đoàn thiện chiến, chi viện vũ khí mạnh, và thực tế Điện Biên Phủ đã trở thành "con nhím" phòng ngự lớn nhất của quân viễn chinh Pháp trong lịch sử chiến tranh Đông Dương. Có nơi Pháp gia cố hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày tới 200m. Navarre và De Castries cho rằng "Việt Minh sẽ không dám tấn công con nhím Điện Biên Phủ"! Nhưng "bức thành trì không thể công phá được" mà Bộ chỉ huy Pháp cũng như đại tướng Mỹ lúc bấy giờ là O.Daniel, khi cùng một số tướng lĩnh của Pháp, Anh đến Điện Biên Phủ phải thốt lên, đã hoàn toàn sụp đổ trước những đòn tấn công như vũ bão của những người lính Điện Biên "đầu nung lửa sắt". Ngày 7/5/1954 đã ghi dấu ngày tận thế của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương và "Ráng chiều ngày 7/5 ở Điện Biên Phủ đã báo hiệu buổi hoàng hôn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới".
Phim tai lieu Cot moc vang Dien Bien Phu Tao an tuong manh cho nguoi xem

Tình cảnh khốn cùng của lính Pháp tại Điện Biên Phủ.
Bộ phim tài liệu Việt Nam của nhà làm phim nổi tiếng người Nga Roman Carmen được Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu gần đây đã tạo được dư luận trong người xem bởi những hình ảnh sinh động về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tuy nhiên nếu so sánh về tầm vóc tính chân thực của sự kiện và sự phong phú về tư liệu, thì Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đã "vượt mặt" bộ phim tư liệu nghệ thuật này cũng như các bộ phim tư liệu về sự kiện Điện Biên Phủ của Việt Nam trước đây. Sức nặng của Cột mốc vàng nằm ở nguồn tư liệu dồi dào và rất "đắt". Bên cạnh một số tư liệu sẵn có của Pháp và các nhà quay phim Việt Nam, đoàn làm phim đã bỏ nhiều công sức khai thác các bài viết của các tướng lĩnh Pháp viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, và cất công tìm trong kho lưu trữ của Bảo tàng Quân đội ở Lao Xá những bức ảnh còn lại của những viên tướng Pháp từng tham gia chỉ huy chiến dịch... Đặc biệt, đoàn làm phim đã khai thác được khá nhiều thước phim quý của nước ngoài mà chưa bộ phim tư liệu nào khai thác được. Những tư liệu mới này sẽ đưa đến cho người xem những hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ về một cuộc chiến đã hiện hữu trong tiềm thức bao thế hệ người Việt Nam với cái tên: Điện Biên Phủ. Cuộc chiến ấy không chỉ có sự dữ dội của bom đạn, mùi thuốc súng khét lẹt, những đám mây đen kịt khói lửa bao trùm không gian, những chiến sĩ kiên cường chỉ với bàn chân trần xông lên vượt qua khói lửa bom đạn của địch để chiến thắng... Đó đây bên hàng rào dây thép gai còn đang cháy nham nhở... không ít những tấm thân tươi trẻ đã lặng lẽ nằm xuống đất mẹ Điện Biên, để tiếp thêm ngọn lửa sự sống cho đồng đội viết nên trang sử vàng. Một nguồn tài liệu cũng rất có giá trị của bộ phim là những nhân chứng từng có ảnh hưởng nhất định trong chiến dịch. Với nguồn tư liệu này, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ đã khai thác được triệt để thế mạnh của phim tư liệu, đó là sự chân thực của các chi tiết.

Biết lựa chọn và tiết chế những tư liệu cũ, khai thác và sử dụng những tư liệu phù hợp với nội dung bộ phim, đặc biệt với cách dựng hình rất có nghề, cách xử lý hợp lý những thước phim tư liệu với những cảnh quay phong cảnh nghệ thuật, sẽ không nói quá rằng, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ là bộ phim tư liệu về sự kiện Điện Biên Phủ gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người xem, như nhận xét của nhà văn Chu Lai: Một bộ phim xinh xắn, đậm đặc tư liệu và có "hồn vía" của sự kiện. Chỉ tiếc rằng các nhà làm phim quá "tham" chi tiết ở phần kết khiến cho người xem khôngå cảm nhận đầy đủ hết một mảng màu sắc trong vắt, lãng đãng rất nên thơ mà phần đầu bộ phim đã có được.

Công chiếu hai phim tài liệu về thế hệ mới và lịch sử VN

Trong chương trình "Đồng hành cùng phim tài liệu" lúc 9h ngày 16/7 tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM, khán giả sẽ được thưởng thức 2 bộ phim "Những công dân @" và "Việt Nam Bản hùng ca". Đây là 2 tác phẩm nổi tiếng với phong cách mới lạ của đạo diễn Nguyễn Thước và Phạm Việt Thanh.

Những công dân @ vẽ chân dung một thế hệ trẻ cùng những suy nghĩ của thời đại mới. Những phát biểu, tuyên ngôn quyết liệt của họ thể hiện một luồng suy nghĩ của những con người đã dấn thân vào một cuộc sống mới đầy thách thức, đôi khi không vướng bận đến chuyện quá khứ.
Hình ảnh trong phim "Những công dân @".

Người xem sẽ được gặp những gương mặt trẻ thành đạt, từng được coi là tiêu biểu cho sự phấn đấu của thanh niên Việt Nam thời đổi mới, gặp cả những người trẻ rất "bình thường" với những suy nghĩ không bình thường.

Phim cũng thể hiện cách nhìn về sự thay đổi chóng mặt của nhiều giá trị trong cuộc sống hôm nay, trong đó có những con người hay sự kiện mới hôm qua còn được tôn vinh nhưng hôm nay đã chìm trong bóng tối.

Tác phẩm là nỗ lực của đạo diễn Nguyễn Thước từ kịch bản của Phan Huyền Thư, bám rất sát nhịp sống thời đại và góp phần thay đổi nhiều suy nghĩ cũ về phim tài liệu. Phim từng thu hút sự quan tâm của dư luận ngay từ khi mới ở dạng đề cương và đã tạo ra nhiều luồng tranh luận trái chiều khi ra mắt.

Việt Nam Bản hùng ca do Phạm Việt Thanh viết kịch bản và kiêm luôn vai trò đạo diễn lại là một góc khác của phim tài liệu. Qua 9 ca khúc nổi tiếng, tác giả đã thể hiện lịch sử, văn hóa Việt Nam theo thứ tự thời gian và lần lượt đưa người xem đến với: Đền Hùng, Yên Tử, Hoa Lư, sông Bạch Đằng, sông Lục Đầu, sông Thao, ải Chi Lăng… Ở mỗi nơi, họ được nghe những câu chuyện lịch sử có minh hoạ bằng hình ảnh cụ thể.
Hình ảnh trong phim "Việt Nam Bản hùng ca".

Chín bản "sử ca" của nền âm nhạc Việt Nam được sử dụng trong bộ phim là: Hùng Vương (Thẩm Oánh), Ngày xưa (Tô Vũ), Bóng cờ lau (Hoàng Quý), Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng (cùng của Lưu Hữu Phước), Gò Đống Đa (Văn Cao), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận), Tiến về Hà Nội (Văn Cao).

Khán giả đến thưởng thức 2 bộ phim này vào cửa tự do.

Làm phim tài liệu về bà mẹ sinh 8

Bộ phim tài liệu này được bắt đầu với cảnh bà mẹ của 14 đứa con Nadya Suleman đang cho 8 đứa con ăn.
> Ảnh: "Đàn con" đáng yêu của bà mẹ sinh 8
> Bà mẹ hai lần sinh tư và một lần sinh đôi
Nadya Suleman trở thành bà mẹ nổi tiếng nhất thế giới khi sinh một lúc 8 đứa con vào hồi tháng 1 vừa qua. Hiện tại, bà mẹ đơn thân 33 tuổi này có cả thảy 14 đứa con đều dưới 8 tuổi.
Cuộc đời của cô sẽ được dựng thành một bộ phim tài liệu do hãng Eyeworks (Mỹ) thực hiện và dự kiến sẽ được phát sóng trên kênh Channel 4 vào tháng 12 tới.
Làm phim tài liệu về bà mẹ sinh 8
Nadya Suleman và 8 thiên thần nhỏ của mình.

Bộ phim ghi lại cuộc sống một ngày bình thường của Nadya Suleman cùng với những đứa con. Ngoài ra, bộ phim cũng nói về những nỗ lực của cô trong việc thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm để có được kết quả mĩ mãn với 8 đứa con trong một lần sinh. Hiện, để chăm sóc được “đàn” con của mình, bà mẹ này cần có sự trợ giúp của bố mẹ cô và những người bảo mẫu.

Bộ phim này cũng sẽ mô tả kỹ hơn về cuộc sống của 8 đứa trẻ: Makai, Jonah, Isaiah, Maliyah, Nariyah, Noah, Josiah và Jeremiah.